1. Vô tri là gì? Vô tri là gì trên facebook?
Vô tri là một từ ghép Hán Việt, trong đó “vô” có nghĩa là không còn “tri” nghĩa là tri thức, hiểu biết. Vậy, vô tri là gì? Vô tri có nghĩa là không có hiểu biết, không có tri thức hoặc không có khả năng nhận thức.
Thuật ngữ “vô tri” thường được sử dụng để nói về các sự vật như cây cỏ, đất, đá,…vì đây là những vật không có nhận thức. Bên cạnh đó, từ ngữ này còn được sử dụng để chỉ con người – những người không có khả năng suy nghĩ, xem xét, giải quyết vấn đề hoặc làm những việc ngớ ngẩn, không có ý nghĩa.
Trên facebook cũng như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, từ “vô tri” được sử dụng rất nhiều để trêu chọc, châm biếm hoặc miêu tả một hành động, phát ngôn, hành vi không có ý nghĩa rõ ràng hay thiếu mục đích. Chẳng hạn như:
- A: Mày sao mà ăn cơm xong lại uống sữa đậu nành?
- B: Thấy thích vậy thôi, vô tri chút
- A: Mày vô tri quá
Cụm từ “vô tri” còn được sử dụng để ghép với những từ khác để tạo thành các câu nói trend của giới trẻ GenZ hiện nay như “ngồi vô tri”, “hành động vô tri”, “nói vô tri”,…Đến nay, thuật ngữ “vô tri” vẫn chưa hết hot nhất là trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok. Những video nói về sự vô tri nhanh chóng trở nên “viral”, thu hút rất nhiều lượt xem, lượt tương tác.
2. “Vô tri” xuất hiện khi nào? Nguồn gốc
Cụm từ “vô tri” đã có từ rất lâu, thậm chí còn xuất hiện trong ca dao Việt Nam
“Hoài lời nói kẻ vô tri
Một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông”
Trước đây, từ “vô tri” không được sử dụng quá thường xuyên. Thời gian gần đây, từ này mới trở nên phổ biến trên các trang mạng ở Việt Nam và được các bạn trẻ sử dụng nhiều. Được biết, thuật ngữ “vô tri” hot trở lại nhờ chương trình truyền hình thực tế “2 Ngày 1 Đêm”.
Kiều Minh Tuấn được mệnh danh là “miss vô tri”
Trong chương trình này, thành viên Kiều Minh Tuấn bất ngờ có những tràng cười trong khi các tình huống không hề hài hước. Vì thế, anh được khán giả nhận xét là “vô tri”. Bên cạnh Kiều Minh Tuấn thì Lê Dương Bảo Lâm cũng như vậy.
Do đó, nhiều khán giả đã mô tả sự vô tri của hai người qua câu nói “Chỉ cần Dương Lâm dám nói thì Kiều Minh Tuấn sẽ dám cười”.
Cũng từ đó, cụm từ “vô tri” xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Người ta thường sử dụng từ ngữ này để chỉ người có hành động, phát ngôn vô nghĩ, kỳ quặc khiến cho mọi người xung quanh không hiểu vì sao lại vậy. Tùy vào cách dùng của mỗi người mà từ vô tri có thể sẽ đứng một mình hoặc ghép với hành động nào đó để người nghe dễ hiểu hơn về sự vô nhận thức của hành động đó trong mọi tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
3. Ý nghĩa của từ “vô tri” trong Phật giáo
Trong quan niệm Phật giáo, có 5 yếu tố hay còn gọi là ngũ uẩn bao gồm Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức tạo nên con người. Trong đó:
- Sắc: Là phần thân hay còn gọi là phần sinh lý
- Thọ: Là cảm giác
- Tưởng: Là tri giác
- Hành: Là tâm lý của con người như vui, buồn, giận hờn, ghen tuông, thương nhớ hay ghét bỏ
- Thức: Là nơi cất giữ cảm thọ, tri giác của con người. Thức còn có chức năng cất giữ nên còn gọi là Tàng Thức.
Phật giáo có quan niệm về vô tri khá đặc biệt. Theo Kinh Pháp Cú thì Phật có dạy rằng tư duy, nhận thức của người vô tri luôn hướng về ái dục vì người vô tri sẽ tự mình che đi sự thật.
Bên cạnh đó, vô tri còn đi liền với tà kiến. Con người có thể phân biệt và nhận thức được bản chất của vô thường, khổ đau, không, vô ngã nhờ có tuệ giác chân thức nghĩa là cần phải có chánh tư duy. Có như thế thì con người mới có khả năng ly dục, đoạn trì khổ não.
“Tư tưởng ỷ dâm dục
Tự phú vô sở kiến
Duy tuệ phân biệt kiến
Năng đoạn ý căn nguyên
思 想 猗 婬 欲
自 覆 無 所 見
唯 慧 分 別 見
能 斷 意 根 原”
Phật cũng đã từng dạy con người cách đoạn trừ khổ não để tận hưởng cuộc sống an vui, bình yên trong Kinh Tạp A Hàm. Cụ thể:
“Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục thì không thể đoạn trừ khổ não.
Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, thì không thể đoạn trừ khổ não.
Này các Tỳ-kheo, đối với sắc, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.
Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành và thức, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.”
Hay:
“於色不知、不明、不斷、不離欲,則不能斷苦。如是受、想、行、識,不知、不明、不斷、不離欲,則不能斷苦,”
Dịch: “Ư sắc bất tri, bất minh, bất minh, bất ly dục, tắc bất năng đoạn khổ. Như thị, thọ tưởng, hành thức bất tri, bất minh, bất minh, bất ly dục, tắc bất năng đoạn khổ,”
“於色若知、若明、若斷、若離欲,則能斷苦;如是受、想、行、識,若知、若明、若斷、若離欲,則能堪任斷苦。”
Dịch: “Ư sắc nhược tri, nhược minh, nhược ly dục, tắc năng đoạn khổ. Như thị, thọ tưởng, hành thức nhược tri, nhược minh, nhược ly dục, tắc năng đoạn khổ.”
Những ai theo Phật, là con của Phật thì hãy nghe theo lời Phật dạy. Mỗi người nên thực hành chánh kiến, chánh tư duy. Mục đích của việc này là giúp cho bản thân có được tri giác về sự vô thường, khổ, không, vô ngã để không còn mê đắm, tham lam với sắc dục. Ngoài ra, tri giác còn giúp con người đoạn trừ đi đau khổ.
4. Vì sao nhiều bạn trẻ sử dụng từ “vô tri”?
Những từ lóng, thuật ngữ teen code được các bạn trẻ sử dụng ngày càng nhiều trong đó có “vô tri”. Từ “vô tri” được GenZ sử dụng nhiều với các mục đích sau:
Tạo ra sự khác biệt cho ngôn ngữ GenZ: GenZ là thế hệ trẻ tuổi nhất hiện nay, có cá tính mạnh mẽ, phá cách. Họ luôn tạo ra những từ ngữ mới hay biến tấu từ ngữ cũ để thể hiện sự sáng tạo của mình. Và “vô tri” là một trong số đó, giúp các bạn GenZ giao tiếp với nhau một cách dễ dàng, nhanh gọn, thú vị.
Tạo ra sự gắn kết, cảm thông cho GenZ: GenZ có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, kiến thức khác nhau. Tuy nhiên họ phải đối mặt với nhiều áp lực, thách thức trong cuộc sống như học tập, công việc, gia đình,…Từ vô tri được GenZ sử dụng để giải tỏa căng thẳng, chia sẻ cảm xúc, tìm kiếm sự đồng cảm của những người cùng thế hệ.
Tạo ra sự hài hước, giải trí: Thế hệ GenZ luôn tìm kiếm những nội dung hài hước, vui nhộn, hấp dẫn và châm biếm trên các nền tảng mạng xã hội. Từ “vô tri” giúp GenZ tạo ra những nội dung như vậy.
Tạo ra sự giải trí, hài hước
5. Sử dụng “vô tri” như thế nào đúng?
Mặc dù từ “vô tri” xuất hiện khá phổ biến và trở thành câu nói cửa miệng của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng. Trong một số hoàn cảnh, tình huống có thể gây ra những hiểu lầm, hậu quả không mong muốn. Do đó, khi sử dụng cụm từ “vô tri” trong giao tiếp bạn hãy:
- Không sử dụng từ “vô tri” khi giao tiếp đối với người lớn tuổi, cấp trên, sếp của bạn. Nếu sử dụng thì có thể bị coi là hành động thiếu tôn trọng, xúc phạm. Bạn hãy sử dụng những từ ngữ lịch sự, kính trọng khi giao tiếp với người lớn tuổi, cấp trên,…để tránh tạo ấn tượng xấu và làm ảnh hưởng tới mối quan hệ.
- Không sử dụng “vô tri” trong các tình huống nghiêm túc, chính thức. Trong cuộc họp, lễ ký kết hợp đồng,…nếu sử dụng cụm từ “vô tri” có thể bị coi là thiếu chuyên nghiệp. Bạn hãy sử dụng những từ ngữ chính xác, rõ ràng khi giao tiếp trong các tình huống nghiêm túc để không làm ảnh hưởng đến mọi người và kết quả.
- Không sử dụng “vô tri” với người không thuộc GenZ hay nhận xét, phê bình người khác. Khi nhận xét, đánh giá ai đó mà bạn sử dụng cụm từ “vô tri” thì được coi là thiếu tế nhị, xúc phạm người đó. Không phải ai cũng hiểu rõ nghĩa của từ vô tri nhất là người lớn tuổi, người không thuộc GenZ nên rất dễ khiến họ hiểu sai về nghĩa. Vậy nên, bạn hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, lịch thiệp, tôn trọng để mọi người không hiểu sai và không đánh giá thấp bạn.
Vô tri là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên mạng xã hội facebook, tiktok,…và trong giao tiếp hàng ngày. Dù nó mang lại nhiều lợi ích trong giao tiếp, giải trí cho thế hệ GenZ nhưng cũng cần phải được sử dụng đúng người, đúng hoàn cảnh. Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ nghĩa của từ vô tri để biết cách sử dụng đúng.