Top các loại kim loại nặng độc hại trong nước, cách xử lý nhanh chóng nhất

Top các loại kim loại nặng độc hại trong nước, cách xử lý nhanh chóng nhất

Các loại kim loại nặng độc hại – heavy metal được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới. Chúng được biết đến là gây nhiều ảnh hưởng xấu nếu hấp thụ vào cơ thể hay tiếp xúc nhiều. Vậy kim loại nặng là gì, nó có tác hại xấu như thế nào? Cùng tìm hiểu về kim loại nặng trong nước, kim loại nặng trong thực phẩm kỹ lưỡng với bài viết này của SIV Eco nhé.

1. Khái niệm kim loại nặng độc hại là gì?

Kim loại nặng được định nghĩa là kim loại có khối lượng nguyên tử, khối lượng riêng hoặc số hiệu nguyên tử lớn. Tiêu chí phân loại cụ thể, cũng như xem xét đặc điểm á kim có được xếp vào nhóm kim loại nặng hay không hiện vẫn chưa được thống nhất. Các khái niệm liên quan đến lĩnh vực này sẽ tùy thuộc và tác giả định nghĩa cũng như phạm vi áp dụng cụ thể.

kim-loai-nang-doc-hai-1

Nước nhiễm kim loại nặng là tình trạng nguy hại, được quan tâm trong thời gian này

Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng không gây hại cho người hay sinh vật tiếp xúc. Nhưng nếu chúng tồn tại ở dạng ion thì được xem là cực kỳ độc hại, có thể gây nhiều vấn đề nguy hiểm cho sinh mạng.

2. Kim loại nặng nhất là gì?

Kim loại nặng nhất thế giới hiện nay được xác nhận là Osmi – hay còn được gọi là Os. Kim loại này nặng nhất thế giới và nó còn là kim loại cứng thứ 3 đã được tìm thấy trên hành tinh.

Os có màu xanh nhạt tương tự như kẽm, ở trạng thái rắn. Trạng thái bình thường, khối lượng riêng của nó là 22,6g/cm3.

Một số câu hỏi liên quan đến kim loại nặng:

  • Sắt là kim loại nặng hay nhẹ: Vấn đề sắt có phải kim loại nặng không hiện đã được xác nhận: Có
  • Kim loại nặng nhất và nhẹ nhất là những kim loại nào: Os là kim loại nặng nhất còn Li là kim loại nhẹ nhất.

3. Tìm hiểu, xử lý kim loại nặng trong nước

3.1. Các loại kim loại nặng độc hại trong nước thường thấy nhất

Nước ngầm, nước máy và tầng nước mặt thường ghi nhận sự có mặt của các kim loại nặng sau: Sắt – Fe, Mangan – Mn, Chì – Pb, Asen – As, Crom – Cr, Thủy ngân – Hg, Cadimi – Cd, Kẽm – Zn, Molypden – Mo, Đồng – Cu. Ngoài có trong mạch nước ngầm, một số kim loại trong số đó như Mo, kẽm thường là do nước thải không được xử lý kỹ xả ra môi trường.

3.2. Những nguyên nhân chính khiến nước nhiễm kim loại nặng độc hại

kim-loai-nang-doc-hai-2

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nước bị nhiễm các loại kim loại nặng độc hại

Kim loại nặng có tác dụng quan trọng của nó trong các ngành sản xuất. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong các loại thuốc nhuộm, hóa chất, máy móc, linh kiện điện tử… Thế nhưng, do quá trình sản xuất và xử lý nước thải sinh hoạt, sản xuất không đảm bảo khiến các loại kim loại nặng thải ra môi trường, thấm dần vào đất và hòa vào trong mạch nước ngầm.

3.3. Khi thâm nhập vào cơ thể kim loại nặng ảnh hưởng đến con người như thế nào?

  • Sử dụng nước có hàm lượng kim loại nặng lớn có thể gây nguy hại cho sức khỏe về lâu về dài, thậm chí còn có thể gây co rút các bó cơ, tổn thương não… Trong một số trường hợp, kim loại nặng còn gây lỗi ở DNA, dẫn đến chết thai, dị dạng, quái thai qua nhiều thế hệ.
  • Một số kim loại nặng được xác nhận là làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư da.
  • Nhiễm kim loại nặng khiến các thành phần thông thường của nước bị biến đổi, chứa nhiều độc tố thay vì các khoáng chất. Khi đưa vào cơ thể, loại nước này làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, bài tiết, tiêu hóa… Đặc biệt, nó làm tổn thương các cơ quan tiêu hóa, hô hấp rất nghiêm trọng, khó có thể phục hồi.
  • Tiếp xúc bên ngoài với nước nhiễm kim loại nặng có thể gây kích ứng da, viêm da, làm các bệnh về da thêm nghiêm trọng.

4. Cách kiểm tra kim loại nặng trong nước chính xác nhất là gì?

Tùy từng trường hợp nhiễm kim loại nào mà nước có dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, không thể nhận biết tình trạng này thông qua nếm, nhìn, hay ngửi. Cách tốt nhất là thực hiện các xét nghiệm kim loại nặng hoặc dùng máy đo kim loại nặng trong nước.

5. Những giải pháp loại bỏ kim loại nặng hiệu quả

5.1. Xử lý kim loại nặng bằng vi sinh vật

Cách xử lý kim loại nặng trong nước thải, nước sinh hoạt bằng vi sinh vật đã được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, cách thức này cần được thực hiện dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của các nhà nghiên cứu cùng những máy móc hiện đại. Tại gia đình, nếu muốn thực hiện bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia nhé.

5.2. Cách xử lý kim loại nặng bằng thiết bị chuyên dụng

Sử dụng các thiết bị lọc nước chuyên dụng là giải pháp hiệu quả nhất để làm sạch nước. Với cách này, bạn còn có thể loại bỏ các chất bẩn, các tạp chất còn tồn tại bên trong môi trường nước.

5.3. Cách thoải kim loại nặng ra khỏi cơ thể

Khi được xác nhận là nhiễm độc kim loại nặng, mọi người nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, hãy bổ sung các loại thực phẩm sau trong thực đơn để tăng tác dụng làm sạch cơ thể: Ngò, tỏi, quả việt quất, nước chanh tươi, cà chua, trà xanh, các loại men vi sinh.

kim-loai-nang-doc-hai-4

Ngoài điều trị theo bác sĩ, nên bổ sung những thực phẩm thải độc để giúp ích cho cơ thể

Như vậy, SIV Eco đã giúp bạn tìm hiểu về kim loại nặng độc hại cũng như ảnh hưởng của nó. Nếu bạn muốn tìm kiếm các giải pháp xử lý kim loại nặng trong nước uống cũng như nước sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình hãy liên hệ ngay với SIV Eco để được tư vấn dịch vụ xử lý nước nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *