Sóng viba hay còn được gọi với tên gọi khác là vi sóng. Loại sóng này được ứng dụng phổ biến trong lò vi sóng – một thiết bị khá quen thuộc trong các gia đình Việt. Nhưng bạn có hiểu rõ về sóng viba? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến sóng viba.
1. Sóng viba là gì?
Sóng viba hay còn được gọi là vi sóng, đây là một loại sóng điện từ có giá trị bước sóng lớn hơn 760nm. Trong phổ điện từ thì vi sóng sẽ nằm ở giữa sóng hồng ngoại và sóng vô tuyến.
Loại sóng này thường được ứng dụng nhiều trong việc liên lạc vệ tinh, tàu vũ trụ, tín hiệu điện thoại, mạng không dây. Hoặc dùng trong đời sống hàng ngày như sấy khô vật liệu, điều trị trong y tế. Ngày nay, sóng viba được ứng dụng rộng rãi hơn với sự xuất hiện của lò vi sóng.
Lò vi sóng chính là một ứng dụng điển hình của sóng viba. Nhờ vào bức xạ sóng viba mà việc nấu ăn đã trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều.
Hình 1: Sóng viba là gì?
2. Ưu, nhược điểm của sóng viba
Sóng viba hiện đang được tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển nhiều hơn bởi nhiều ưu điểm hữu ích như:
- Không cần phải có bất cứ một hình thức kết nối cáp nào
- Bởi tần số hoạt động cao nên chúng có thể mang một lượng lớn thông tin
- Sóng viba có thể tạo ra được nhiều kênh truy cập riêng biệt
- Nếu tín hiệu tần số cao hoặc bước sóng ngắn thì cần phải có một ăng ten nhỏ
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm kể trên thì sóng viba cũng có một số nhược điểm cần khắc phục. Đó là:
- Nó sẽ bị suy giảm bởi các tác động bên ngoài như: tuyết, mưa, sương mù, chim bay.
- Tốn kém nhiều chi phí khi xây dựng các tòa tháp phát sóng.
- Chúng phản chiếu từ những bề mặt phẳng như kim loại, nước
- Bị nhiễu xạ quanh những vật thể rắn
- Bị khúc dạ do bầu khí quyển
Hình 2: Sóng viba được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
3. Các loại tần số sóng viba là gì?
Dạng sóng viba thường được biểu diễn dưới dạng tổng của một dải tần số. Với những cách điều chế riêng thì những dạng sóng này sẽ được chuyển qua tần số riêng biệt.
Và băng thông chính là sự khác biệt giữa tín hiệu tần số cao và tần số thấp. Có thể hiểu chính là năng lượng của tín hiệu được dùng từ 40MHz – 50MHz. Dựa vào các bước sóng thì sẽ có các băng tần con được chia ra.
Cụ thể về một số các dải tần số vi sóng như sau:
3.1. Băng tần L
Băng tần L có dải sóng trong khoảng 1GHz – 2GHz, khoảng cách truyền là từ 15cm đến 30cm. Ứng dụng chủ yếu của loại băng tần này là điện thoại di động, điều hướng, ứng dụng quân sự… Hoặc thậm chí là đo độ ẩm đất của rừng khi đến mùa mưa.
3.2. Băng tần S
Dải sóng của băng tần S nằm trong khoảng 2GHz – 4GHz, khoảng cách bước sóng là 7.5cm – 15cm. Loại băng tần này được ứng dụng trong mạng không dây, thông tin quang và đèn điều hướng.
3.3. Băng tần C
Bước sóng của băng tần C sẽ nằm trong khoảng 4GHz – 8GHz, khoảng cách truyền sẽ trong khoảng 3.75cm – 7.5cm. Loại sóng này có thể xuyên qua được mưa, tuyết, bụi bẩn, khói… Chúng được ứng dụng trong công nghệ viễn thông vô tuyến, đài.
Hình 3: Nhiều loại băng tần tương ứng cho nhiều lĩnh vực ứng dụng sóng viba
3.4. Băng tần X
Băng tần X là loại sóng có dài từ 8GHz – 12GHz, khoảng cách từ 25mm – 37.5mm. Chúng được ứng dụng nhiều trong băng thông rộng, thông tin vệ tinh, thông tin liên lạc…
3.5. Băng tần Ku
Dải sóng băng tần Ku có giá trị từ 12GHz đến 18GHz, khoảng cách là từ 16.7mm – 25mm. Loại sóng này sẽ được ứng dụng về các thông tin vệ tinh nhằm thay đổi năng lượng các xung vi sóng.
3.6. Băng tần V
Dải sóng của sóng băng tần V có giá trị từ 50GHz đến 75GHz, khoảng cách từ 4mm – 6mm. Các dải sóng cũng có sự khác nhau, tần số cao được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
4. Sóng viba có hại không?
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng với mức sóng như vậy cũng khiến nhiều người thắc mắc liệu sóng viba có hại cho sức khỏe con người không? Bởi bất cứ loại sóng nào cũng có tác hại nhất định đến sức khỏe con người. Cho nên, nếu bị ảnh hưởng nặng bởi sóng viba sẽ gây ra hiện tượng tức ngực, ngất xỉu, đau đầu…
Hình 4: Sóng viba có gây hại không?
Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát triển, tính toán để ứng dụng sóng viba không gây hại trong cuộc sống. Ví dụ điển hình chính là lò vi sóng. Có nhiều người cho rằng lò vi sóng không tốt cho sức khỏe bởi nó phát ra bức xạ. Nhưng có một điểm cần lưu ý là lò vi sóng dùng phổ điện từ ở tần số thấp.
Cho nên, bức xạ vi sóng có năng lượng thấp. Vì năng lượng không đủ nên bức xạ vi sóng cũng không có khả năng thay đổi chất thực phẩm qua mặt hóa học qua quá trình ion hóa.
Nếu như có nguy hiểm thì sóng viba có thể gây ra bỏng, đục thủy tinh thể trong khi nấu ăn bởi lượng phóng xạ bị rò rỉ qua những lỗ hở trên lò. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Đó là bởi chất lượng lò vi sóng hiện được làm rất tốt nhằm hạn chế tối đa tai nạn có thể xảy ra.
Trong xã hội ngày này ngày càng có nhiều các nghiên cứu và phát triển sóng viba. Hy vọng những thông tin cơ bản trên sẽ hữu ích cho bạn.