Silicon là gì? Có độc không? Ưu, nhược điểm và ứng dụng

Silicon là gì? Có độc không? Ưu, nhược điểm và ứng dụng

Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp silicon ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Như keo silicon dán kính, keo silicon chống nước, silicon bê tông… Trong bài viết này, hãy cùng SIV Eco tìm hiểu về silicon và những thông tin liên quan nhé.

1. Silicon là gì?

Silicon là hợp chất tổng hợp trơ, được pha chế với nhiều thành phần khác nhau để không giới hạn các ứng dụng của nó. Bạn có thể sử dụng silicon cho vật liệu đúc, vật liệu cách nhiệt, súng bắn keo silicon kết dính, silicon y tế, silicon lót giày…

Trong thực tế, silicon được sản xuất đặc biệt theo đặc tính để phù hợp cho nhiều ứng dụng. Chúng có thể được bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc các loại hàng hóa cụ thể. Từ đó, đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất, xây dựng và người dùng.

2. Silicon được tạo ra như thế nào?

Trong tự nhiên, chúng ta có thể tìm thấy silic – SI trong bảng tuần hoàn hóa học. Nó được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng silicat được chiết xuất thành dạng bột thông qua một quá trình điện hóa.

Silic là một nguyên tố phổ biến hàng đầu trong lớp vỏ trái đất, nó được tìm thấy trong rất nhiều loại vật liệu địa chất khác nhau. Nó ở dạng chất rắn kim loại tứ bội, tinh thể có màu xám xanh cứng, và rất giòn. Bản chất của silic là một chất bán dẫn tự nhiên.

silicon-2

Silicon sẽ được tạo ra thông qua quá trình điện hóa

Để tạo được silicon từ silic, người ta sẽ kết hợp bột silic với metyl clorua bằng điện hóa. Từ đó sẽ tạo ra được clorosilane, đây chính là chất được dùng để điều chế thành nhiều loại silicon khác nhau.

3. Ưu điểm của silicon

Silicon có tính ứng dụng cao, được tin dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau vì nó có những ưu điểm nổi trội sau:

  • Có tính linh hoạt cao
  • Ổn định về mặt hóa học so với các vật chất thông thường, giúp nó chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Có thể sử dụng ngay cả trong ngành xây dựng mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

4. Các loại keo silicon phổ biến nhất trên thị trường

Trên thị trường có rất nhiều dòng silicon khác nhau sử dụng cho mục đích kết dính các chất liệu. Dưới đây, cùng tìm hiểu về những loại keo silicon phổ biến nhất nhé:

  • Keo silicon 9969: Loại keo kết cấu dành cho mặt đựng nhôm kính;
  • Keo silicon 9967: Loại keo dán chịu nhiệt, thường sử dụng cho mặt dựng nhôm kính trong các ngành nội thất.
  • Silicon 9335: Đây là loại keo chuyên dụng trong thi công vách cửa nhôm kính, các đường ống thông gió đa dạng.
  • Keo Silicon 9133: Loại keo này có khả năng chịu nhiệt tốt nhất thị trường nên nó thường đường dùng trong dán các khe hở cần chịu nhiệt ngoài trời, trong ống khói, ống nhiệt, thậm chí là mối liên kết ở cửa lò vi sóng.
silicon-3

Các loại keo dán silicon trên thị trường rất đa dạng

5. Những ứng dụng nổi bật của silicon

5.1. Trong ngành xây dựng

Trong xây dựng, các chuyên gia đánh giá silicon rất cao. Vì chúng có thể dễ dàng kết dính hầu hết các vật liệu. Như súng bắn silicon dán kính, keo silicon dán nhựa, keo silicon trong suốt dán thép…

Với mối dán silicon, chúng giúp khả năng kết dính cực bền bỉ, không bị hư hỏng ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

5.2. Ứng dụng của silicon trong ngành nhà hàng

Ở các nhà hàng, silicon được sử dụng để làm khuôn dẻo, khuôn đá, khuôn bánh trong nấu nướng. Vì chúng mềm dẻo giúp việc tạo hình, lấy sản phẩm dễ dàng và có khả năng kháng khuẩn, chịu nhiệt độ rất cao mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

5.3. Ứng dụng của silicon y tế là gì?

silicon-4

Ống silicon dùng trong lĩnh vực y tế có chất lượng cao, không ảnh hưởng đến sức khỏe

Trong lĩnh vực y tế, silicon được sử dụng trong sản xuất nhiều thiết bị y tế. Đặc biệt, silicon tương hợp sinh học có thể sử dụng an toàn ngay cả khi trong cơ thể con người. Chúng tạo điều kiện cho việc chữa lành các vết thương, giảm tình trạng đóng vảy để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân.

5.4. Ứng dụng của silicon trong ngành điện tử

Trong các ứng dụng điện tử, silicon được dùng để đảm bảo tính ổn định, khả năng hoạt động lâu dài cũng như hiệu suất của các thành phần nhỏ, phức tạp trong thiết bị điện tử. Bạn có thể tìm thấy ứng dụng của silicon rất rõ ràng trong máy tính, điện thoại.

5.5. Ứng dụng của silicon trong ngành năng lượng tái tạo

Các sản phẩm bằng silicon được sử dụng rất nhiều trong quá trình sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Nhờ khả năng chống chịu với thời tiết, chống ăn mòn, nó giúp hệ thống hoạt động ổn định và lâu dài.

5.6. Silicon trong các phương tiện giao thông

Silicon được sử dụng để bọc pin, nhằm đảm bảo tính ổn định của pin trong xe điện. Nó cũng giúp cách điện, tản nhiệt, đảm bảo chống dính, chống bụi, nước.

silicon-5

Silicon là thành phần quan trọng trong túi khí ở xe hơi

Trong các loại phương tiện giao thông, silicon cũng được dùng để tạo nhiều lớp túi khí khác nhau. Nó giúp đảm bảo độ kín, độ bền của túi khí bằng vải và độ an toàn trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông.

6. Silicon có độc không?

Silicone, như một chất hóa học, có thể gây hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc nếu sản phẩm chứa nó không đạt chất lượng, dẫn đến các vấn đề như kích ứng da, gây đột biến hoặc thậm chí gây ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tiếp xúc với lượng silicone ở mức tiêu chuẩn, thường ít hoặc không có tác dụng phụ gì đáng kể.

Hi vọng rằng thông qua những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi về silicon, bao gồm tính độc hại của nó, các loại silicon và các ứng dụng của chúng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng các sản phẩm chứa silicon một cách hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *