1. Tam giới là gì? Tìm hiểu về tam giới theo thuyết nhà Phật
Sắc giới là một trong “Tam giới” của nhà Phật.
Để hiểu rõ về sắc giới thì bạn cần phải hiểu được tam giới. Do đó, ở nội dung này, nuoccongnghiep.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về tam giới trước khi tìm hiểu về sắc giới.
1.1. Tam giới là gì?
Tam giới (tiếng Phạn là Triloka) là toàn bộ thế giới quan, chủng loài. Nói cách khác, tam giới là nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng: tất cả mọi loại chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính) nhưng vì các kiến chấp sai lạc làm mờ đi nhận thức khiến cho họ không thể tự phát hiện và thắp sáng được khả năng đó nên cứ quanh quẩn mãi trong tam giới.
Tam giới bao gồm:
- Dục giới: Là chỗ ở của các loại chúng sinh chưa được ly dục, còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt.
- Sắc giới: Là chỗ ở của các loại chúng sinh đã được ly dục nhưng còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt. Chi tiết sẽ được cập nhật trong nội dung phía dưới.
- Vô sắc giới: Là chỗ ở của các loài chúng sinh đã ly dục và sắc nhưng vẫn còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt.
Khi nào con người vẫn còn ở trong Tam giới thì sẽ vẫn bị chi phối bởi nhiều phiền não. Chỉ khi nào được giác ngộ thì mới giải thoát khỏi ba cõi.
1.2. Các loại chúng sinh trong Tam giới
Trong Tam giới có 4 loại – gọi là Tứ sinh gồm loại sanh thanh, loại sanh trứng, loại sanh ở nơi ẩm ướt, loại hóa sanh. Tứ sinh được chia vào 6 nẻo, xếp từ cao xuống thấp, bao gồm: cõi trời, cõi atula, cõi người, cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục. Trong 6 nẻo, tùy vào nghiệp nhân lãnh dữ sai biệt nên chúng sanh từ sắc thân, thọ lượng cho đến thọ dụng, có đẹp xấu, vui khổ không đồng.
Các loại chúng sinh trong Tam giới
Chi tiết về 4 loại chúng sinh trong Tam giới như sau:
Thai sinh: Là loài người hay động vật khi ở trong thai mẹ, thành hình đầy đủ trong đó rồi sinh ra. Theo Kinh Tăng nhất A-hàm I ghi: “Người và súc sinh, cho đến loài hai chân gọi là thai sinh”.
Noãn sinh: Là những chúng sinh ở dạng trứng, hình thành trong trứng rồi sinh ra. Ví dụ như gà, chim,…
Thấp sinh: Là các loại sinh vật dựa vào chỗ ẩm thấp thì mới thụ hình được. Chẳng hạn như người sinh ra từ sự ẩm thấp như Mạn-đà-la, Già-lô,…
Hóa sinh: Là những chúng sinh có khả năng sinh hiện tức thời với đầy đủ bộ phận mà không cần đến bào thai, tinh huyết. Chẳng hạn như chư thiên, đại địa ngục, ngạ quỷ, chúng sinh thủa kiếp sơ.
2. Sắc giới (Rupadhatu) – Cõi trung trong Tam giới
Trên Dục giới là Sắc giới – cõi này nằm ở giữa Tam giới, gồm nhiếp hữu tình và khí thế gian. Tên gọi Sắc giới được lý giải là vì chúng sinh ở cõi này lìa sự nhiễm dục. Từ thân cho đến cảnh đều là sắc chất trang nghiêm, thanh tịnh. Cõi này chỉ sống trong thiền định.
Sắc giới (Rupadhatu) – Cõi trung trong Tam giới
Hiểu cách khác, “Sắc” là hình tướng, vật chất. Sắc giới là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, thân thể đẹp đẽ với vật chất (như cung điện),…rất tinh diệu. Chúng sinh ở cõi này sẽ lìa sự nhiễm dục, nghĩa là không ham muốn dục vọng.
Tùy theo mức độ cao thấp của thiền định mà cõi Sắc được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời; ba Thiền thiên trước mỗi nơi có ba, đệ tứ thiền có 9. Cụ thể:
2.1. Cõi Sơ thiền
Cõi Sơ thiền bao gồm 3 cõi Trời, đó là:
- Phạm chúng (các vị tùy tùng của các vị Phạm Thiên);
- Phạm phụ (các vị trời thân cận của các vị Phạm Thiên);
- Đại phạm (các vị Phạm Thiên có được sự tôn kính và tuổi thọ cao nhất ở trong cõi Sơ thiền).
Trong cõi Sơ thiền, thân thể của các vị Phạm Thiên khác nhau nhưng cách suy nghĩ thì đều giống nhau và trong tám thức thì không còn tri thức, thiệt thức hoạt động.
2.2. Cõi Nhị thiền
Cõi Nhị thiền chính là cõi của ánh sáng, gồm có 3 cõi Trời:
- Thiểu quang (các vị trời có ít ánh sáng);
- Vô lượng quang (các vị trời có ánh sáng vô cùng);
- Quang âm (các vị trời có ánh sáng rực rỡ).
Các vị Phạm Thiên trong cõi Nhị thiền đều có thân thể giống nhau nhưng cách suy nghĩ lại khác nhau và ở trong tám thức thì từ cõi Nhị trở lên cả năm thức cảm giác đều sẽ không còn hoạt động.
2.3. Cõi Tam thiền
Cõi Tam thiền gồm 3 cõi Trời, đó là:
- Thiểu tịnh (hào quang nhỏ);
- Vô lượng tịnh (hào quang vô hạn);
- Biến tịnh (hào quang không xao động).
Tất cả tâm và thân của các vị ở trong cõi Tam thiền đều thanh tịnh.
2.4. Cõi Tứ thiền
Cõi Tứ thiền là cõi cao nhất của Sắc giới – nơi chúng sinh sống trong cảnh tĩnh tâm kể cả khi ý thức không còn hoạt động.
Cõi Tứ thiền gồm 9 cõi Trời:
- Vô vân (cảnh giới quang đãng);
- Thiện hiện (tự tại);
- Sắc cứu cánh (cảnh giới tối thượng);
- Vô tưởng (không còn tư tưởng);
- Phước sinh (cảnh giới trường cửu);
- Quảng quả (hưởng phước báo lớn);
- Vô phiền (tinh khiết);
- Vô nhiệt (thanh tịnh);
- Thiện kiến (cảnh giới đẹp).
Theo các đại luận sư ở xứ Cáp Thấp Di La thì Sắc giới chỉ có 16 thiên vức, vì Đại Phạm Thiên nguyên là một vùng lâu các rộng lớn ở cõi Phạm Phụ chứ không phải biệt trí ở nơi khác. Cõi trời Vô Tưởng thì nhiếp về Quảng Quả Thiên vì hai thiên này đồng một thân và thọ lượng.
Sắc giới là một trong “Tam giới” của nhà Phật.
Theo luận Tỳ đám nói: Trời Phạm chúng cao hơn nữa do diên. Trời Phạm phước lâu cao một do diên. Trời Đại phạm cao do một diên rưỡi.Trời Quang thiên cao hai do diên. Trời Vô lượng quang cao bốn do diên. Trời Quang Âm cao tám do diên. Trời Thiếu tĩnh cao mười sáu do diên. Trời Vô lượng tịnh cao ba mươi hai do diên.
Trời Biến tịnh cao sáu mươi bốn do diên. Trời Phước khánh cao một trăm hai mươi lăm do diên. Trời Phước sinh cao hai trăm năm mươi do diên. Trời Quảng quả cao năm trăm do diên. Trời Vô tưởng cũng cao như thế. Trời Thiện kiến cao bốn ngàn do diên. Trời Thiện hiện cao tám ngàn do diên. Trời Sắc cứu cánh cao mười sáu ngàn do diên.
3. Một số khái niệm liên quan đến Sắc giới
3.1. Kim Sắc giới là gì?
Kim Sắc giới là tên gọi thế giới thanh tịnh của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Bộ Triều Dã Quần Tải 16 có đoạn rằng: ““Phụng thỉnh kim sắc thế giới Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát vi Yết Ma A Xà Lê (phụng thỉnh Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi của thế giới có sắc màu hoàng kim làm Yết Ma A Xà Lê)”
3.2. Cõi trời Sắc giới là gì?
Là tất cả các chư tiên trong cõi trời sắc giới không có khứu giác, vị giác. Họ không ăn uống, ngủ nghỉ và dục vọng. Thế nhưng, những ham muốn vẫn còn âm ỉ sâu kín bên trong nên khi thọ mệnh ở nơi cõi trời vừa dứt là họ sẽ phải trở về cảnh giới thấp tùy theo nghiệp lực.
3.3. Ngũ sắc giới đạo là gì?
Ngũ sắc giới đạo chính là 5 màu được dùng để làm đường ranh giới khi vẽ Mạn đổ la để phân biệt các tầng lớp.
Ngũ sắc giới đạo là gì?
Theo Đại nhật kinh sớ quyển 6 thì đường ranh giới ở chính giữa và đường ranh giới của lớp thứ nhất phải đủ 5 màu. Trước tiên là màu trắng dùng làm ranh giới xung quanh rồi phía ngoài theo thứ tự các màu đỏ, vàng, xanh, đen; đường ranh giới của lớp thứ 2 cũng tương tự như vậy nhưng chỉ có 3 màu trắng, đỏ, vàng; đường ranh giới xung quanh lớp thứ 3 chỉ dùng màu thuần trắng. Đường viền phía ngoài chỗ hành đạo và cúng dường sẽ tùy ý vẽ thuần một màu nhưng khi Nhuy hi ra quyển trung thì bảo chỉ dùng màu trắng.
Về thứ tự sắp xếp thì có nhiều thuyết khác nhau nhưng kinh Đà la ni tập quyển 1 có nói thứ tự đó là trắng, đỏ, xanh, vàng, đen. Chư thuyết bất đồng ký quyển 2 nói: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen.
Trong các bức vẽ Mạn đồ la được lưu truyền từ trước đến nay thì Mạn đồ la Kim cương giới được xếp theo thứ tự 5 màu đó là trắng, xanh, vàng, đỏ, đen; còn Mạn đồ la Thai tạng giới thì theo thứ tự trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Bên cạnh đó, đường ranh giới cũng có 3 màu khác nhau như Đàn Thành tựu dùng cày 5 đĩa để làm đường ranh giới, đàn Bí mật dùng chày kim cương chữ thập và đàn Đại bi thì dùng 5 màu.
Với các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về sắc giới. Truy cập nuoccongnghiep.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác!