Phản xạ có điều kiện: Cơ sở hình thành, phân loại, ý nghĩa

Phản xạ có điều kiện: Cơ sở hình thành, phân loại, ý nghĩa

Phản xạ có điều kiện liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh của con người. Thông qua phản xạ này, cơ thể sẽ thích nghi với môi trường sống xung quanh. Trong bài viết hôm nay, SIV Eco sẽ phân tích về phản xạ có điều kiện là gì và phân loại chi tiết để các bạn tham khảo.

1. Phản xạ có điều kiện là gì?

Phản xạ có điều kiện là những phản ứng của cơ thể khi có kích thích nào đó. Đây là một dạng phản xạ của hệ thống thần kinh phụ thuộc vào điều kiện nhất định mà không xảy ra tự động.

Điều kiện của phản xạ là sự thích ứng từ cơ thể với môi trường hay các kích thích xung quanh. Quá trình hình thành loại phản xạ này có thể là thông qua kinh nghiệm hoặc học tập. Đó chính là việc sử dụng các thông tin được tiếp nhận từ giác quan và điều chỉnh dựa trên phản ứng của cơ thể.

phan-xa-co-dieu-kien-1

Phản xạ có điều kiện xảy ra khi cơ thể gặp phải sự kích thích nào đó

2. Phản xạ có điều kiện với ý nghĩa quan trọng

Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện xảy ra không đồng nhất mà có sự đa dạng. Phản xạ có điều kiện ví dụ như: Mặc quần áo cộc, bật quạt vào mùa hè và mùa đông mặc áo rét. Phản xạ này có liên quan đến bán cầu đại não giúp cơ thể thích nghi được với môi trường sống.

Khi trải qua sự tập luyện đều đặn thì các phản xạ sẽ có tính ổn định. Vd phản xạ có điều kiện như kỹ thuật lái xe, con người cần phải rèn luyện các động tác, kỹ thuật thường xuyên. Đặc biệt, phản xạ có điều kiện hữu ích với con người khi môi trường biến đổi liên tục.

phan-xa-co-dieu-kien-2

Phản xạ có điều kiện sẽ có tính ổn định nếu như trải qua sự luyện tập đều đặn

3. Phân loại phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện với ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của con người. Hiện nay, phản xạ này được chia thành nhiều loại dựa vào các yếu tố khác nhau. Bao gồm:

3.1. Phản xạ dựa vào cơ quan cảm giác

Loại này được chia làm hai loại sau:

  • Phản xạ có điều kiện ngoại cảm: Phản xạ này có có liên quan đến các cơ quan cảm giác nội tại.
  • Phản xạ có điều kiện cảm thụ: Loại phản xạ này có liên quan đến các yếu tố từ môi trường bên ngoài.

3.2. Phản xạ dựa vào hệ thống phản ứng của cơ thể

Loại phản xạ này sẽ được chia làm nhiều cấp độ từ cấp 1, cấp 2… Ở cấp phản xạ cao thì hệ thống thần kinh sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn và quá trình phản ứng cũng phức tạp hơn nhiều.

Phản xạ có điều kiện được phân thành nhiều loại dựa vào các yếu tố khác nhau

3.3. Dựa vào tính chất kích thích

Phân loại phản xạ theo chất kích thích được nhắc đến nhiều hơn cả. Chúng sẽ gồm: Phản xạ có điều kiện tự nhiên, phản xạ có điều kiện lưu dấu vết và phản xạ có điều kiện nhân tạo.

3.4. Phản xạ dựa theo cơ quan cảm thụ

Loại phản xạ này được phân loại thành 2 nhóm khác nhau. Đó là phản xạ có điều kiện thị giác và thính giác.

4. Phản xạ có điều kiện được hình thành từ cơ sở nào?

Phản xạ có điều kiện được hình thành trên sự thích nghi với môi trường, sự linh hoạt của cơ thể. Phản xạ này góp phần nâng cao khả năng thích ứng trong sự biến đổi của môi trường sống. Cụ thể:

  • Kích thích không điều kiện xảy ra muộn hơn loại có điều kiện. Đồng thời, khoảng cách giữa hai kích thích này cần có đủ thời gian để cơ thể kịp thích nghi. Ví dụ: Khi trời tối, chúng ta sẽ có thói quen bật đèn. Hay khi trời bắt đầu sáng, cho gà ăn để hình thành phản xạ.
  • Kích thích không điều kiện và kích thích trung tính tạo nên phản xạ có điều kiện. Ví dụ: Buổi sáng, khi bắt đầu có ánh sáng và cho chó ăn sẽ hình thành thói quen tiết nước bọt của chó, trong khi ánh sáng không có liên quan đến thức ăn.
  • Phản xạ có điều kiện sẽ bị ức chế nếu không được củng cố. Vì thế, cần củng cố phản xạ này thường xuyên để đảm bảo thích nghi với sự biến đổi của môi trường xung quanh. Việc hình thành các thói quen như vậy là quan trong và rất cần thiết.
  • Trường hợp phản ứng cao với hưng phấn, cơ thể cần phải tỉnh táo. Kỹ năng này rất quan trọng trong các động tác thể thao hay thông qua quá trình rèn luyện khác.
  • Tránh xuất hiện phản xạ không được dự định trước. Việc ngăn chặn này là rất cần thiết để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu như nói chuyện, nhiệt độ. Bởi yếu tố này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành phản xạ có điều kiện.
phan-xa-co-dieu-kien-3

Phản xạ có điều kiện mang ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống thần kinh

5. Khác biệt giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện Phản xạ không điều kiện
  • Trả lời các kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện
  • Tập nhiễm
  • Dễ mất khi không củng cố
  • Có tính chất cá thể, không di truyền
  • Số lượng không hạn định
  • Cung phản xạ phức tạp, hình thành đường liên hệ tạm thời
  • Trung khu phản xạ nằm ở trung khu thần kinh có sự tham gia của vỏ não
  • Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
  • Mang tính bẩm sinh
  • Bền vững
  • Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại
  • Số lượng hạn chế
  • Cung phản xạ đơn giản
  • Trung ương phản xạ nằm ở trụ não, tủy sống

6. Phản xạ có điều kiện với những ví dụ điển hình

Từ những phân tích trên về phản xạ có điều kiện, các bạn hãy cùng tham khảo một số ví dụ cụ thể sau:

  • Khi đi trên đường, thói quen đi bộ thường đi lên vỉa hè hoặc đi sát ra mép đường để đảm bảo an toàn cho bản thân và những phương tiện khác.
  • Đi xe thấy đèn đỏ thì dừng lại và đèn xanh thì tiếp tục di chuyển.
  • Biết cách làm bài tập toán và bài tập làm văn đã được thầy cô giảng trên lớp.
  • Nhìn thấy lửa thì tránh xa.

Bài viết trên đã phân tích chi tiết về phản xạ có điều kiện. Hy vọng những chia sẻ của SIV Eco sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại phản xạ quan trọng với cuộc sống hiện nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *