Thông tin khai thác nước ngầm để sử dụng tràn lan trên báo đài. Thế nhưng, ít ai biết được rằng thực chất loại nước này là gì và cách xử lý thế nào. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này thì hãy cùng SIV Eco tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Nước ngầm là gì, hình thành thế nào?
Nước ngầm là mạch nước tồn tại dưới lòng đất. Nó xuất hiện ở không gian trống dưới mặt đất như khé nứt của đá hoặc lớp đất có sự liên kết.
Nước ngầm tồn tại dưới lòng đất
Khi nước của sông, ao hồ bốc hơi và ngưng tụ trên các đám mây và tạo mưa. Những giọt nước này khi rơi xuống sẽ có một phần thẩm thấu xuống đất. Khi chúng tích tụ lâu dần sẽ tạo thành mạch nước ngầm. Loại nước này sẽ được khai thác và mang đi xử lý để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống.
2. Thực trạng khai thác và sử dụng nước ngầm hiện nay
Nước là một phần rất quan trọng không thể thiếu đối với cuộc sống. Vậy nên việc khai thác và sử dụng nước ngầm là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Thế nhưng, thực trạng cho thấy vẫn còn những bất cập xoay quanh như:
2.1. Nước có pha lẫn nhiều tạp chất, thành phần độc hại
Nguồn nước được lấy từ lòng đất sẽ có pha lẫn nhiều chất thải hóa học, phân bón, tạp chất hoặc kim loại ẩn bên trong. Chính điều này đã khiến cho tình trạng ô nhiễm nước ngầm ngày càng nghiêm trọng. Nếu không xử lý thì khi sử dụng sẽ mang đến hậu quả khôn lường cho sức khỏe.
2.2. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt quá lớn
Nước ngầm chỉ chiếm khoảng 30% lượng nước được dùng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Chính điều này đã đặt áp lực lớn lên nguồn nước nên có thể dẫn đến cạn kiệt hoặc khai thác vô tội vạ, gian dối trong khâu xử lý.
Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt lớn
2.3. Nguồn nước cạn kiệt do các tác nhân khác
Xử lý không đạt, biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng,…là những tác nhân có thể khiến cho nguồn nước ngầm bị cạn kiệt. Điều này làm dấy lên nỗi băn khoăn về nguồn nước bền vững trong tương lai.
2.4. Tăng cường và ưu tiên nước giếng khoan
Tùy theo mục đích mà có thể sử dụng thêm nước giếng khoan để giảm áp lực vào nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, cũng cần phải có giải pháp lâu dài trong việc quản lý, bảo vệ môi trường cũng như tài nguyên nước để đảm bảo nguồn nước cho cuộc sống.
3. Cách xử lý nước ngầm trước khi sử dụng hiệu quả
3.2. Dùng những vật liệu thô để xử lý nước
Đây là cách đơn giản mà rất nhiều người áp dụng vì ít tốn kém. Những vật liệu thô có thể dùng để xử lý nước như than hoạt tính, cát, sỏi hoặc đá. Giải pháp này sẽ phần nào giúp bạn lọc được những tạp chất mà mắt thường không thấy được. Tuy nhiên, nhược điểm là không xử lý được những vi khuẩn hoặc chất độc hại khác.
3.2. Dùng hóa chất xử lý nước chuyên dụng
Thông qua việc phân tích và xem xét nguồn nước, những chuyên gia sẽ dùng các phản ứng hóa học để xử lý nước. Những hóa chất được dùng trong quy trình này có thể là vôi, phèn, clo,…Khi dùng hóa chất thì bạn dùng nước sẽ thấy có mùi hơi khó chịu.
3.3. Áp dụng công nghệ tiên tiến
Hiện nay, rất nhiều công nghệ hiện đại xuất hiện giúp quá trình xử lý nước loại bỏ tạp chất, chất độc hại. Vậy nên, bạn có thể áp dụng những công nghệ như RO hay Nano để có được nguồn nước sạch xử lý. Thế nhưng, để sử dụng công nghệ này thì cần phải có tài chính vững vài vì mức đầu tư khá lớn.
3.4. Dùng máy lọc nước
Thay vì lọc thô thì các loại máy lọc nước ra đời đáp ứng nhu cầu xử lý nước của người dùng. Những loại máy với tính năng siêu việt sẽ giúp loại bỏ tạp chất và những chất độc hại để mọi người yên tâm khi sử dụng nước.
Lọc nước bằng máy hiện đại
4. Một số câu hỏi liên quan đến nước ngầm
Để hiểu rõ hơn về mạch nước ngầm thì hãy tham khảo thêm một vài câu hỏi liên quan sau:
4.1. Thực tế, nước ngầm được sử dụng vào mục đích gì?
Mục đích sử dụng hay vai trò của nước ngầm thể hiện rõ ở hai phương diện là sinh hoạt và tưới tiêu.
- Cung cấp nước uống và sinh hoạt cho cuộc sống của con người.
- Duy trì hoạt động nông nghiệp và công nghiệp góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất phát triển kinh tế.
- Bổ sung nước cho sông, ao, hồ vào những thời điểm cạn kiệt duy trì sự cân bằng.
4.2. Nước ngầm có sạch không?
Như đã đề cập ở trên, nguồn nước này ở bên dưới mặt đất nên sẽ lẫn tạp chất và nhiều chất độc hại khác. Thế nên, nó cần được xử lý thì mới có thể sạch và an toàn cho người dùng.
4.3. Nước ngầm và băng hà khác nhau thế nào?
Nước ngầm được tạo nên bởi nước mưa, nước sông thấm xuống đất. Nó có vai trò cung cấp cho sinh hoạt, ổn định dòng chảy của sông và cố định lớp đất đá. Trong khi đó, băng hà hay sông băng lại chỉ chiếm khoảng 10%. Chúng góp phần điều hòa nhiệt độ, cấp nước cho sông và là nguồn dự trữ nước ngọt cho tương lai.
Trên đây là những thông tin về nước ngầm và cách xử lý trước khi sử dụng hiệu quả. Mong rằng sau khi tìm hiểu mỗi người sẽ có thêm kiến thức về vấn đề này.