Năng lượng tái tạo – Nguồn năng lượng xanh cần được phát triển mạnh

Năng lượng tái tạo – Nguồn năng lượng xanh cần được phát triển mạnh

Một số ngành nghề, lĩnh vực hiện nay đang phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ tự nhiên. Nguồn năng lượng này mang đến nhiều lợi ích và đang dẫn thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch. Vậy đây là nguồn năng lượng như thế nào? Lợi ích, ứng dụng ra sao? Bạn đọc cùng SIV Eco tìm hiểu thông tin dưới bài viết để có cái nhìn nhận rõ nét.

1. Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo tiếng Anh có tên đầy đủ là Renewable Energy và được hiểu đơn giản là nguồn năng lượng sạch từ tự nhiên. Đây là nguồn năng lượng được hình thành sinh ra từ các nguồn thiên nhiên hay các quá trình tự nhiên được hình thành liên tục. Cụ thể như: ánh sáng mặt trời, gió, nước chảy, thủy triều, mưa,…

nang-luong-tai-tao-1

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch không bao giờ bị cạn kiệt

2. Phân loại năng lượng tái tạo gồm những gì?

Nguồn năng lượng này chia thành rất nhiều loại và đa phần đây đều là những nguồn có khả năng tái tạo lại. Cụ thể năng lượng tái tạo bao gồm:

  • Năng lượng tái tạo mặt trời.
  • Năng lượng tái tạo gió.
  • Năng lượng tái tạo thủy điện.
  • Năng lượng tái tạo nước.
  • Năng lượng sinh học.
  • Năng lượng từ nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro.
  • Năng lượng địa nhiệt.
nang-luong-tai-tao-2

Nước, gió, ánh sáng mặt trời là năng lượng tái tạo

3. Đánh giá việc sử dụng năng lượng tái tạo có tốt không?

Có nên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ tự nhiên hay không? Vấn đề này sẽ được trả lời khi dựa vào đánh giá ưu điểm, nhược điểm của dạng năng lượng này dưới đây. Cụ thể:

Ưu điểm

Năng lượng dạng tái tạo có nhiều ưu điểm và mang đến nhiều lợi ích khi sử dụng. Đó là:

  • Là dạng năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm môi trường, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường.
  • Là nguồn năng lượng có khả năng tái tạo phục hồi nên không bao giờ bị cạn kiệt.
  • Có tính ứng dụng cao áp dụng vào đời sống sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Từ đó giúp tối ưu chi phí sử dụng điện xuống thấp nhất cho các hộ gia đình, nhà máy, doanh nghiệp,…
  • Là nguồn năng lượng phong phú, đa dạng được hình thành từ nhiều nguồn như: gió, nước, ánh sáng mặt trời, thủy triều,…
  • Tạo ra nguồn điện và sử dụng điện miễn phí.
  • Có thể khai thác và sử dụng rộng rãi trên nhiều địa hình.
  • Giúp tiết kiệm điện năng cho sinh hoạt và sản xuất tại các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy.
  • Độ bền cao.

Nhược điểm

Năng lượng tái tạo cần được phát triển rộng rãi và ứng dụng trong sinh hoạt, sản xuất. Ngoài những ưu điểm kể trên thì loại năng lượng này vẫn có các nhược điểm cần kể đến như sau:

  • Chi phí khai thác và sử dụng rất là lớn, cần một số tiền lớn để có thể xây dựng hệ thống và vận hành sử dụng.
  • Hiệu suất hoạt động không ổn định, dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố thời tiết.
  • Chi phí cho việc vận hành, lưu trữ năng lượng điện tạo ra rất cao.
  • Khó có thể sản xuất ra một lượng điện lớn khi nhu cầu sử dụng điện hiện nay rất là cao, khó đáp ứng đủ được.

4. Thực trạng thực tế năng lượng tái tạo Việt Nam

Là một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế được hiệu ứng nhà kính nên nước ta rất chú trọng phát triển nguồn năng lượng tái tạo này. Theo thông tin Bộ Công Thương, xét đến năm 2030 sẽ đặt mục tiêu và định hướng phát triển nguồn năng lượng sạch hoàn toàn.

nang-luong-tai-tao-3

Năng lượng thiên nhiên tái tạo sử dụng miễn phí

Hiện nay phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều dự án ở Miền Trung, Miền Nam. Do nước ta sở hữu đường bờ biển dài 3200 km và đạt tốc độ gió hàng năm ở Biển Đông là 6m/s. Đây là một lợi thế để nước ta hướng đến phát triển nguồn năng lượng sạch này.

Tuy nhiên tính khả thi vẫn chưa thể thực hiện được do còn gặp nhiều khó khăn về tính pháp lý, kỹ thuật. Đặc biệt để xây dựng, vận hành sử dụng năng lượng tự nhiên này cần một nguồn chi phí lớn đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại. Hy vọng về sau nước ta sẽ phát triển mạnh và nhân rộng nguồn năng lượng sạch thân thiện này.

5. Ứng dụng thực tiễn của năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo được sử dụng trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Cụ thể như sau:

  • Giao thông: Ứng dụng sản xuất pin cung cấp năng lượng cho ô tô điện, xe máy điện mà không cần tới xăng, dầu.
  • Xây dựng, quy hoạch hóa đô thị: Ứng dụng vào các quy trình xây dựng để cung cấp hệ thống chiếu sáng trên đường phố, hệ thống chiếu sáng trong các tòa nhà.
  • Nông nghiệp: Ứng dụng tạo năng lượng điện sử dụng cho hệ thống tưới tiêu nước tự động tại các đồng ruộng giúp nâng cao năng suất cây trồng.
  • Y tế: Sử dụng pin năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho các xe y tế lưu động trên đường. Điều đó giúp các xe y tế di động tiếp cận các địa phương không có đủ điều kiện xây dựng trạm xá, bệnh viện tốt hơn.
  • Giáo dục và nghiên cứu: Nghiên cứu năng lượng tái tạo giúp hỗ trợ đưa ra các sáng kiến ứng dụng mới.
  • Du lịch: Dùng trong các phương tiện du lịch thân thiện cũng như các cơ sở vật chất để phát triển ngành du lịch xanh bền vững.
nang-luong-tai-tao-4

Chất lượng cuộc sống nâng cao khi sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên tái tạo

Với thông tin cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguồn năng lượng tái tạo. Nguồn năng lượng này cần phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ để hướng đến một cuộc sống văn minh, an toàn, thân thiện và bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *