Năng lượng địa nhiệt là gì, đây là vấn đề SIV Eco sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về ưu nhược điểm của năng lượng này cũng như những đặc điểm, ứng dụng của nó trong cuộc sống.
1. Năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam và Thế giới
Nguồn năng lượng địa nhiệt được lấy từ nhiệt ở bên trong tâm trái đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ quá trình hình thành ban đầu của hành tinh, thông qua những hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật. Ngoài ra, năng lượng này còn được tạo ra từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt trái đất.
Hình ảnh 1 nhà máy khai thác năng lượng địa nhiệt
Theo số liệu của ngành Địa chất học, từ khi hình thành phần lõi của trái đất đã liên tục được làm nóng trong hàng triệu năm. Sau đó, nó còn được bổ sung nhiệt từ quá trình phân rã của tự nhiên. Ở độ sâu 6.400km, lõi trái đất được ghi nhận có mức nhiệt lên tới 5.400 độ C – tức ngang với nhiệt độ trên bề mặt của mặt trời.
Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng có thể khai thác và sử dụng năng lượng địa nhiệt. Các khu vực nằm trên vùng kiến tạo mảng, gần ranh giới có thể khai thác tốt. Ngược lại, những vùng địa chất ổn định như nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Dù có nhiều nguồn năng lượng nhiệt điện ở Việt Nam nhưng chúng không lớn, nằm rải rác. Chính vì vậy việc khai thác tập trung, xây dựng nhà máy hay ứng dụng công nghệ đều không đơn giản chút nào.
Trên thế giới, Indonesia là đất nước nằm ở vành đai núi lửa với hơn 130 ngọn núi lửa lớn nhỏ. Một phần rất lớn trong số đó vẫn liên tục thay nhau hoạt động. Ngoài việc ứng phó với mối lo khi núi lửa phun trào, Indonesia cũng đang có ứng dụng để đưa núi lửa trở thành nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào cho các hoạt động sản xuất.
2. Cách khai thác năng lượng địa nhiệt
Công nghệ thu năng lượng địa nhiệt đã được áp dụng rộng rãi là khoan những giếng có độ sâu từ 3 – 5km. Sau đó đưa nước xuống, nhiệt độ trong lòng đất rất cao và sẽ khiến cho nước sôi lên.
Việc khai thác năng lượng địa nhiệt đòi hỏi công nghệ cao
Hơi nước theo đường ống dẫn sẽ làm quay các tuabin chạy máy phát điện được lắp đặt sẵn. Với độ sâu này của giếng, chúng ta đã có thể khai thác được địa nhiệt trong vùng 200 độ C của trái đất rồi.
3. Ưu nhược điểm của năng lượng địa nhiệt
3.1. Tìm hiểu về những ưu điểm của năng lượng địa nhiệt
Đây là nguồn năng lượng sạch, chỉ thải ra hơi nước mà thôi. Nó cho hiệu quả kinh tế lâu dài trong khi rất thân thiện với môi trường tự nhiên. Quá trình khai thác và sử dụng năng lượng địa nhiệt phát ra lượng khí nhà kính không đáng kể. Trong khi đó, lõi trái đất sẽ tiếp tục cháy trong hàng tỷ năm nữa nên nó thực sự là nguồn năng lượng vô hạn, bền vững cho con người sử dụng.
3.2. Nhược điểm của năng lượng địa nhiệt đối với người sử dụng là gì?
Giới hạn địa lý
Năng lượng này chỉ có thể khai thác ở một số nơi trên thế giới, không phải toàn bộ. Chủ yếu, việc khai thác và sử dụng loại năng lượng này diễn ra ở những vùng nằm cạnh, gần ranh giới kiến tạo mảng.
Dù đã có nhiều công nghệ khai thác ra đời, việc sử dụng năng lượng nhiệt vẫn còn nhiều hạn chế. Nó mới bắt đầu được ứng dụng nhiều tại các nước phát triển như Mỹ, Iceland mà thôi.
Tiềm ẩn rủi ro
Nguồn nhiệt trong trái đất thường tập trung ở những vị trí tiếp giáp với các mảng kiến tạo địa chất. Đồng nghĩa với việc khi khai thác sẽ có nguy cơ gây động đất, nguy hiểm cho khu vực đó.
Mối liên quan giữa việc khai thác năng lượng địa nhiệt với nguy cơ động đất làm nhiều người lo lắng
Đòi hỏi công nghệ khai thác năng lượng hiện đại
Hiện tại con người chỉ khai thác năng lượng địa nhiệt từ tầng nông mà thôi. Để khai thác sâu hơn, chắc chắn công nghệ cần được nâng cấp nhiều và không phải tổ chức, nhà nước nào cũng có thể đáp ứng được.
4. Ứng dụng của năng lượng địa nhiệt là gì?
Trong lịch sử, người La Mã cổ đại đã ứng dụng năng lượng địa nhiệt để làm nước nóng tắm. Nhưng hiện tại, nó được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất điện. Ghi nhận cho thấy, có khoảng 10Gw điện địa nhiệt được lắp đặt trên toàn cầu trong năm 2007 – nó cung cấp khoảng 0,3% nhu cầu sử dụng điện trên toàn cầu.
Ngoài ra còn có 28GW nhiệt địa nhiệt trực tiếp sử dụng cho những là sưởi, quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lọc nước trên nhiều vùng. Đây là cách sử dụng năng lượng địa nhiệt trực tiếp, cho hiệu quả cao ở nhiều vùng trên toàn cầu. Nó có thể sưởi ấm nhà máy, căn hộ tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng bệnh. Thậm chí, việc sử dụng trực tiếp năng lượng này còn có thể sấy khô hoa quả.
Một suối nước nóng nhờ năng lượng địa nhiệt trong khu nghỉ dưỡng
Với bài viết này, SIV Eco đã giúp bạn tìm hiểu về năng lượng địa nhiệt cũng như ứng dụng, đặc điểm, ưu điểm của nó. Hy vọng bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức về ngành năng lượng cũng như 1 loại năng lượng quan trọng, có tiềm năng trong tương lai.