Khối lượng riêng của vàng, đặc điểm và ứng dụng

Khối lượng riêng của vàng, đặc điểm và ứng dụng

Vàng là kim loại quý hiếm, có tính quy đổi cao trên thế giới. Chính vì vậy, các thông tin liên quan đến đặc điểm như khối lượng riêng của vàng, ứng dụng, tính chất của vàng đều được chú ý. Trong bài viết này, hãy cùng SIV Eco tìm hiểu chi tiết hơn về kim loại quý đặc biệt này nhé.

1. Giới thiệu về kim loại vàng

Vàng là nguyên tố có ký hiệu Au – lấy từ 2 mẫu tự đầu tiên của tiếng Latinh là Aurum. Vàng có số nguyên tử 79 là một trong những nguyên tố quý, có số nguyên tố cao tồn tại bên ngoài điều kiện tự nhiên.

khoi-luong-rieng-cua-vang-1

Ảnh 1: Vàng là một trong những kim loại quý hiếm bậc nhất và được biết đến từ lâu trong lịch sử nhân loại

Ở dạng tinh khiết, vàng có màu sáng, vàng và hơi đỏ, đậm đặc, mềm, độ dẻo cao và rất dễ uốn. Về mặt hoá học, vàng được xem là một kim loại chuyển tiếp thuộc nhóm 11. Nó có ít phản ứng so với kim loại thông thường và ở dạng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn.

Ở ngoài tự nhiên, vàng xuất hiện ở các dạng nguyên tố tự nhiên mang tính bản địa. Như cốm vàng, hạt vàng, vàng trong đá… chúng được tìm thấy trong đất, đá, trầm tích, mạch đất…

2. Khối lượng riêng của vàng là bao nhiêu?

19301 kg/m3 là khối lượng riêng đã được xác định của kim loại vàng. Các trạng thái oxi hoá phổ biến của vàng có thể kể đến bao gồm vàng I hoặc vàng III trong các hợp chất của kim loại vàng.

Có thể thấy, khối lượng riêng của vàng khá cao nên mật độ vật chất của nó lớn. Đây chính là đặc điểm tạo nên tính chất của vàng cũng như tính ứng dụng cao của nó trong đời sống thực tế.

Đơn vị đo khối lượng riêng của vàng: Vàng trong tự nhiên giữ được đồng vị ổn định là 197Au. Khối lượng riêng của kim loại này được tính theo số kg/m3 vật chất. Ngoài ra, mọi người cũng có thể tính nó theo đơn vị thông dụng khác là gam/centimet khối đều được.

3. Vì sao vàng lại quý hiếm đến như vậy?

Trong lịch sử kinh tế, vàng từng đóng vai trò như một thứ tiền, dùng đổi ngang các giá trị trong một thời gian rất dài. Dù không phải kim loại quý nhất, nhưng vàng giữ được vai trò này nhờ xuất hiện sớm và chấp nhận như tiền tệ dùng trao đổi hàng hoá, thanh toán.

Hiện tại, vàng không còn giữ vai trò tiền tệ vì các quốc gia đều phát triển tiền tệ riêng. Nhưng vàng vẫn giữ được vai trò, sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền kinh tế toàn cầu.

Dưới đây là những yếu tố khiến vàng trở thành nguyên tố kim loại quý hiếm trên toàn thế giới:

  • Vàng có giá trị thẩm mỹ cao, có sức hút với nhiều người trong việc sử dụng làm trang sức.
  • Kim loại vàng có tính đồng nhất, độ tinh khiết cao, không bị ăn mòn và luôn giữ được sự ổn định trong nhiều điều kiện.
  • Trữ lượng vàng trên thế giới khá hạn chế, chính vì vậy nó có thể bảo toàn giá trị và là thước đo quan trọng để đo giá trị hàng hoá của các loại hàng hoá khác nhau.

Đặc biệt, vàng còn khó bị làm giả, có thể sử dụng như tài sản tích trữ trong điều kiện biến động kinh tế. Từ đó được xem là tài sản vững bền, có giá trị lưu trữ rất tốt.

4. Ứng dụng của kim loại vàng

Như đã nói, vàng là một kim loại quý hiếm và có tính ứng dụng cực cao. Dưới đây là những ứng dụng nổi bật và được biết đến nhiều nhất của kim loại vàng.

4.1. Vàng sử dụng làm trang sức

Đây chính là ứng dụng đầu tiên chúng ta ghi nhớ khi nhắc đến vàng. Những mẫu trang sức bằng vàng rất đa dạng, được biết đến và yêu thích trên toàn thế giới. Tại nhiều nước vàng, các trang sức vàng còn là sính lễ, của hồi môn không thể thiếu trong hôn lễ.

4.2. Vàng và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ

Nghiên cứu cho thấy vàng bị tấn công bởi các ion clo tự do. Nhưng vàng vẫn nổi bật với tính dẫn điện tốt, khả năng chống ăn mòn chống oxy hoá vượt trội. Trong công nghệ, vàng thường được phủ thành một lớp mỏng bên ngoài để đảm bảo kết nối âm thanh, video, các loại cáp… Thậm chí ở cuối thế kỷ 20, vàng được xem là kim loại ứng dụng công nghiệp thiết yếu.

4.3. Giá trị của vàng trong việc tích trữ tài sản

Chúng ta đều biết giá trị tiền tệ thường thay đổi do các biến động của thị trường như lạm phát… Chính vì vậy việc lưu trữ tiền không được coi là cách làm an toàn. Và vàng sẽ giúp mọi người làm được điều đó.

khoi-luong-rieng-cua-vang-3

Ảnh 3: Vàng được dùng để tích trữ tài sản một cách an toàn trên toàn thế giới

4.4. Sử dụng vàng trong y học

Thời gian gần đây, vàng cũng đã được xác định nhiều ưu điểm khi ứng dụng trong y học. Cụ thể như sau:

  • Vàng để phục hồi tạo hình của răng sứ, giúp liên kết răng thay cho các loại gốm sứ
  • Giúp giảm đau, sưng tấy gây nên do bệnh thấp khớp

Như vậy, bạn đã hiểu được các ứng dụng, khối lượng riêng của vàng. Hy vọng những thông tin này của SIV Eco hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về kim loại quý hiếm này. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn đừng ngại trò chuyện với các chuyên gia của SIV Eco để hỗ trợ thêm nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *