Sắt đóng góp vai trò quan trọng trong cuộc sống. Chính vì vậy khối lượng riêng của sắt, đặc điểm, ứng dụng của kim loại này là thông tin quan trọng. Dưới đây, hãy cùng với SIV Eco tìm hiểu chi tiết về sắt, khối lượng riêng cũng như đặc điểm cơ bản của sắt nhé!
1. Giới thiệu chung về sắt
Sắt nằm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học với số hiệu nguyên tử là 26. Nó được nhận diện như sau:
- Ký hiệu: Fe
- Nhóm VIIIB
- Chu kỳ 4
Ảnh 1: Đặc điểm nhận diện nguyên tố sắt trong bảng tuần hoàn
Sắt là một trong những nguyên tố kim loại được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên. Nó góp phần cấu thành nên lớp vỏ trong lõi và bên ngoài của trái đất.
Trong tự nhiên, sắt tồn tại ở các trạng thái oxi hoá đa dạng. Phổ biến nhất là sắt ở các trạng thái oxi hoá từ -2 đến +7.
2. Khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu?
Cấu tạo của sắt rất chắc chắn. Đặc biệt nó đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người cũng như xây dựng, đời sống và các ngành khoa học. Sắt được xác định với khối lượng riêng là 7800kg/m3. Khối lượng riêng này được đánh giá là tương đối cao so với các loại kim loại thường gặp, thường dùng của con người.
3. Khối lượng riêng của sắt được tính toán như thế nào?
Thông thường, khối lượng riêng của sắt đã được tiêu chuẩn hoá bằng 7800kg/m3, được công nhận trên toàn thế giới. Nhưng đây là khối lượng riêng tiêu chuẩn của sắt.
Ảnh 2: Sắt là kim loại có khối lượng riêng lớn
Trong những trường hợp thực tế, khối lượng riêng có thể thay đổi. Đó là do tác động của nhiệt độ, áp suất, các tạp chất lẫn vào khối sắt…
Khi đó, công thức tính khối lượng riêng của sắt trong điều kiện thực tế dựa vào công thức sau:
m = D x L x S
Trong đó:
- m là trọng lượng của khối sắt đang xem xét tính bằng kg
- D là khối lượng riêng của sắt, đơn vị là kg/m3
- L là chiều dài của thanh sắt tính theo đơn vị m
- S là diện tích mặt cắt ngang của thanh sắt tính theo m
Lúc này, có thể suy ra công thức tính khối lượng riêng của sắt như sau:
D = m : (L x S) = Khối lượng sắt thực tế : thể tích khối sắt
4. Vai trò, ứng dụng của sắt trong thực tế
4.1. Vai trò của sắt
- Đối với cơ thể: Sắt là khoáng chất quan trọng, cấu tạo nên máu với vai trò mang oxy từ máu đi đến các hệ cơ quan. Ngoài ra, sắt cũng được tìm thấy ở mọi cơ quan, tế bào trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, con người sẽ suy yếu đi rất nhanh.
- Đối với cuộc sống: Sắt là kim loại có tính ứng dụng rất cao, trong mọi ngành nghề, lĩnh vực nhờ độ bền, khả năng chịu lực, chịu nhiệt và giá thành phải chăng.
Ảnh 3: Sắt là nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể người và động vật
4.2. Ứng dụng của sắt trong thực tế
Trong cuộc sống
- Sắt được dùng để sản xuất các đồ dùng cá nhân như kéo, dao, móc quần áo, kim, dao cắt…
- Dùng làm các sản phẩm nội thất đòi hỏi độ bền cao như bàn ghế, tay nắm, khung cửa, tủ, cầu thang, hòm…
- Được sử dụng để sản xuất một số bộ phận quan trọng trong các loại máy xay xát, bồn rửa, máy giặt…
Sắt và ứng dụng của nó trong ngành hàng hải
Sắt được sử dụng rất nhiều trong ngành hàng hải. Nó chính là thành phần chính tham gia cấu tạo thân tàu, các loại máy móc, các chi tiết trên tàu thuyền vẫn sử dụng trên toàn cầu.
Ứng dụng của sắt trong ngành xây dựng là gì?
Trong ngành này, sắt được sử dụng để sản xuất các khung lưới, giàn giáo công trình, khung cốt thép, các đồ dùng, công cụ trong xây dựng. Ngoài ra, hợp kim của sắt cũng dùng rất nhiều trong kết cấu nhà, cầu đường nhờ có độ cứng tốt, vững chắc.
Ảnh 4: Lĩnh vực xây dựng sử dụng đến lượng sắt rất lớn
Sắt và ứng dụng trong lĩnh vực y sinh
Trong lĩnh vực y tế, sắt chính là nguyên liệu làm nên nhiều dụng cụ sử dụng trong bệnh viện, các viện nghiên cứu. Sắt cũng là thành phần trong nhiều loại thuốc bổ máu để phòng và chữa nhiều bệnh cho con người.
Một vài ứng dụng khác của kim loại sắt
Một ứng dụng khác không thể bỏ qua là sắt được sử dụng để tạo nên các bộ lưu từ tính của laptop, PC, máy tính bảng hiện đại. Sắt cũng là nguyên liệu để làm bộ khung, máy móc của oto, xe máy, làm hàng rào, sản xuất xi măng…
5. Lưu ý khi mua và sử dụng sắt
Như đã nói, chúng ta có thể thấy tính ứng dụng của kim loại sắt rất cao. Tuy nhiên, ít ai sử dụng sắt nguyên chất trong các công trình hay lĩnh vực của đời sống. Nguyên nhân là sắt không có khả năng chống ăn mòn, nó cũng có thể tác dụng với nước, oxi trong không khí và bị oxi hoá rất nhanh.
Ảnh 5: Sắt dễ bị oxi hoá
Chính vì vậy khi sử dụng bạn nên lựa chọn các hợp kim của sắt, hoặc các loại sắt đã được bảo vệ bởi các lớp chống oxi hoá. Từ đó, đảm bảo tính bền vững, vẻ đẹp thẩm mỹ của thành phẩm nhé.
Với bài viết này, SIV Eco đã giúp bạn tìm hiểu về khối lượng riêng của sắt cũng như đặc điểm và ứng dụng của kim loại này. Hy vọng bạn thích thú với bài viết về sắt và các đặc điểm của sắt từ SIV Eco. Nếu còn điều gì băn khoăn, đừng ngại liên hệ và trò chuyện cùng SIV Eco để hiểu hơn về hoá học nhé.