Hợp chất vô cơ là những hợp chất hoá học thường gặp, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Vậy hợp chất vô cơ là gì, nó được định nghĩa như thế nào và phân loại ra sao? Hãy cùng SIV Eco đi tìm hiểu đặc điểm nhận diện cũng như những tính chất và ứng dụng của chúng nhé.
1. Hợp chất vô cơ là gì?
Đây chính là cách gọi chung cho những hợp chất hoá học không có nguyên tử Cacbon trong cấu tạo, trừ các ngoại lệ sau:
- Khí CO
- Khí CO2
- H2CO3
- Các muối cacbonat
- Hydrocarbonat
- Các Carbide kim loại
Hợp chất vô cơ được xem là thành quả sau tổng hợp nhiều quá trình địa chất. Chúng tồn tại rất nhiều trong tự nhiên, và cũng được con người tổng hợp trong các phòng thí nghiệm, nhà máy, khu nghiên cứu và cả các hoạt động thường ngày.
2. Có mấy loại hợp chất vô cơ?
Dưới đây là các nhóm hợp chất vô cơ chính, thường gặp nhất:
2.1. Oxit
Là hợp chất được cấu tạo từ 2 loại nguyên tố hoá học khác nhau gồm 1 nguyên tố oxy và thành phần còn lại không phải flour.
- Công thức tổng quát của oxit: MxOy với M là nguyên tố khác O, còn x và y là chỉ số, số lượng của các nguyên tố.
- Ví dụ: Fe2O3; CuO, Na2O, BaO
2.2. Axit
Đây là những hợp chất có khả năng hòa tan được trong nước, có công thức tổng quát là HxA. Trong đó, A là chất gốc axit và x là hoá trị của chất đó.
Ví dụ: H2SO4, HCl, HBr, HNO3…
Ảnh 1: Đây là những hợp chất không có cacbon trong thành phần cấu tạo
2.3. Bazơ
Đây là những hợp chất vô cơ có khả năng phân ly trong dung dịch nước, từ đó tạo ra ion OH- với công thức chung là M(OH)n. Trong đó M là kim loại, còn n chính là hoá trị của kim loại đó.
Ví dụ: NaOH, Ba(OH)2, KOH, Ca(OH)2
2.4. Muối
Đây là các hợp chất hoá học được tạo thành từ các kim loại (cation) và gốc axit (anion).
Ví dụ: KMnO4, NaCl, Na3PO4, CaCO3.
3. Các hợp chất vô cơ thường gặp
Nhưng đã nói, các hợp chất vô cơ rất thường gặp và phổ biến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Dưới đây là những loại hợp chất vô cơ thường gặp nhất, có tính ứng dụng cao.
- Các axit tiêu biểu: H2SO4; HCl; HNO3; HF; H3PO4; H2CO3;
- Một số bazơ thường gặp: NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, KOH, Al(OH)3;
- Các loại muối thường gặp: NaCl, CuSO4; NaHCO3; NaNO3; FeCl2; AgNO3; FeSO4
4. Gọi tên các hợp chất vô cơ
Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, các hợp chất vô cơ có công thức gọi chung. Hãy cùng xem hướng dẫn đọc tên những hợp chất vô cơ của SIV Eco nhé:
4.1. Gọi tên oxit
Ảnh 3: Cách gọi tên các oxit dựa vào thành phần cấu tạo
Trong trường hợp là oxit của oxi với 1 kim loại:
Tên kim loại (kèm hoá trị của kim loại nếu là kim loại có hoá trị lớn hơn 1) + tên oxit.
Với trường hợp oxit là của oxi với phi kim thì gọi tên theo cách:
Tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim đó + tên phi kim + tiền tố chỉ số của nguyên tử oxi trong công thức + oxit
4.2. Cách gọi tên bazơ
Tên kim loại (cùng với số hoá trị nếu hoá trị lớn hơn 1) + Hidroxit
4.3. Cách gọi tên axit
- Với axit không có oxit: Axit + tên phi kim đó + hidric
- Axit nhiều oxi: Axit + tên phi kim trong axit + ic
- Axit có ít nguyên tử oxi: Axit + tên phi kim đó + đuôi ơ
4.4. Cách đọc tên muối
Tên kim loại (kèm theo số hoá trị của nó) + tên gốc axit
5. Sơ đồ tư duy hợp chất vô cơ
Sơ đồ tư duy sử dụng hình ảnh để thể hiện kiến thức tổng hợp mối quan hệ của các loại hợp chất vô cơ với nhau. Đặc biệt, còn giúp người xem hiểu được cách phân loại cơ bản của hợp chất vô cơ.
Dưới đây là những mẫu sơ đồ tư duy hợp chất thường gặp, độc đáo nhất mà bạn đọc, các em học sinh có thể tham khảo:
Ảnh 4: Sơ đồ tư duy số 1 về các hợp chất vô cơ
6. Một số bài tập về hợp chất vô cơ
Bài 1: Đề bài: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau đây: Na – Na2O – NaOH – Na2CO3 – NaCl NaOH – NaHCO3
Bài giải:
- 4Na + O2 → 2Na2O (điều kiện nhiệt độ)
- Na2O + H2O → 2NaOH
- 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
- 2HCL + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
- 2NaCl + H2O → 2NaOH + Cl2 + H2
- NaOH + CO2 → NaHCO3
Bài 2: Có 3 chất rắn màu trắng được đựng riêng biệt trong các lọ, không dán nhãn hay có tên. Đó là NaCl, Na2CO3, và 1 lọ đựng hỗn hợp Na2CO3 + NaCl. Hãy nhận biệt các chất đựng trong mỗi lọ kể trên thông qua các phương pháp hoá học. Trình bày cách tiến hành, viết các phương trình hoá học xảy ra trong quá trình đó.
Bài giải:
Trong mỗi lọ, bạn lấy một chút bộ ra và cho vào ống nghiệm, nhớ đánh số để nhận diện.
- Sau đó nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 vào từng ống nghiệm. 2 ống xuất hiện kết tủa là ống chữa hỗn hợp hoặc ống có Na2CO3. Ống không có hiện tượng gì nhận biết được là NaCl. Nguyên nhân là do Na2CO3 tác dụng với Ba(NO3)2 tạo thành muối Ba kết tủa.
- Tiếp tục nhỏ AgNO3 vào 2 ống nghiệp trên, ống nào xuất hiện kết tủa tiếp thì đó là ống chứa hỗn hợp, ống còn lại chứa Na2CO3. Do NaCl tác dụng với AgNO3 còn Na2CO3 thì không.
Ảnh 5: Sơ đồ tư duy số 2 về các hợp chất vô cơ
Các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình này là:
- Na2CO3 + Ba(NO3)2 → BaCO3 (kết tủa) + 2NaNO3
- AgNO3 + NaCl → AgCl (kết tủa) + NaNO3
Như vậy, SIV Eco đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản để có góc nhìn tổng quan về hợp chất vô cơ. Để mua, tìm hiểu về ứng dụng của hoá chất, hãy liên hệ ngay với SIV Eco để cập nhật thông tin nhanh nhất nhé.