Độ cứng của nước là gì? Làm thế nào để giảm độ cứng của nước?

Độ cứng của nước là gì? Làm thế nào để giảm độ cứng của nước?

Độ cứng của nước cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi chúng ta. Vì thế cần giảm độ cứng của nước để đảm bảo nước gia đình bạn dùng có chỉ số an toàn. Hãy cùng tìm hiểu cách làm thế nào để giảm độ cứng của nước để đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình qua bài viết dưới đây nhé!

Độ cứng của nước là gì?

Độ cứng của nước là biểu hiện của sự có mặt các muối hòa tan của Ca và Mg. Khi nồng độ và hàm lượng của các muối này cao nghĩa là độ cứng của nước cao sẽ gây ra nhiều hậu quả. Bởi vậy, cần thực hiện các phương pháp để xử lý, làm giảm độ cứng của nước nhằm ngăn chặn các tác hại mà nó có thể gây ra.

Khi mức độ cứng của nước cao hơn mức cho phép, người ta cần xử lý, làm giảm độ cứng của nước để hạn chế những tác hại và ảnh hưởng bất tiện này tới đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của bản thân và gia đình. Theo tiêu chuẩn về nước sạch thì độ cứng an toàn và hợp lý cua nước được quy định như sau:

  • Đối với nước thông thường: < 350 mg/l
  • Đối với nước sử dụng để ăn, uống: < 300 mg/l.

Vì sao cần phải tiến hành xử lý nước cứng?

Nước cứng gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người, hoạt động sinh hoạt hằng ngày và sản xuất… Chính vì vậy, trước khi biết nên làm thế nào để giảm độ cứng của nước thì bạn cần biết được lý do vì sao nên xử lý tình trạng nước này. Cụ thể:

Đối với sức khỏe

Nếu nước có độ cứng cao sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Khi bạn tắm với loại nước này, xà bông không được hòa tan sẽ tạo thành những cặn bám trên cơ thể gây nên hiện tượng khô da, khô tóc, mẩn ngứa, dị ứng, thậm chí cả viêm da nếu không rửa sạch ngay.

Đối với hoạt động sinh hoạt, sản xuất

Nước cứng làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, khiến cho vải nhanh bị mục và dễ phai màu. Đặc biệt, xảy ra tình trạng quần áo vẫn còn các vết bẩn và bột xà phòng chưa tan hết. Tình trạng này cũng khiến cho các thiết bị nhà tắm bị gỉ sét, vôi hóa

Bên cạnh đó, nếu không biết làm thế nào để giảm độ cứng của nước thì sẽ gây ra hiện tượng lắng cặn và tắc ứ đường nước tạo nên các vết ố vàng trên nhiều vận dụng gia đình. Do vậy, bạn có thể mất thêm nhiều khoản chi tiêu cho việc sửa chữa đường ống hay chi phí thay thế phụ kiện nếu không có cách xử lý nước cứng kịp thời.

Khi bạn nấu nấu ăn bằng nước cứng sẽ khiến cho thực phẩm lâu chín và bị giảm mùi vị. Đặc biệt, khi dùng để pha cà phê hay chè sẽ thấy nước sau khi pha có màu đậm hơn, ít thơm và có vị hơi ngang.

Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp

Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cần cần phải sử dụng nguồn nước cho quy trình vận hành của mình. Cụ thể:

– Ngành dệt may

Nước cứng gây ảnh hưởng lớn tới phần nhuộm, giặt cũng như hoàn thiện sản phẩm. Trong phần giặt: nó khiến cho các sợi vải bị cứng, trầy xước. Nước cứng có chứa sắt sẽ tạo nên màu vàng đỏ bám lên vải đã giặt. Bên cạnh đó, cặn xà phòng không được hòa tan cùng bụi bẩn sẽ bám vào khiến chất lượng sản phẩm bị giảm sút.

– Ngành sản xuất đồ uống

Nước được sử dụng trong sản xuất đồ uống cần được bảo đảm an toàn, không chứa các chất gây ô nhiễm và vi sinh vật. Nếu không may sử dụng phải nước cứng sẽ gây tình trạng đổi màu và mùi vị của sản phẩm.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp còn phải chi trả một khoản tiền khá lớn để điều hòa và giảm độ cứng, làm mềm nước nhằm giảm các ảnh hưởng của nó.

– Đối với các thiết bị công nghiệp (lò hơi, tháp giải nhiệt, nồi hơi)

Nước được dùng trong nồi hơi và tháp giải nhiệt để làm môi trường truyền nhiệt. Nếu sử dụng nước cứng, nó sẽ gây ăn mòn tháp giải nhiệt, tạo thành cáu cặn trong nồi hơi, đường ống khiến cho nước bị tắc. 

Điều này sẽ làm tăng áp suất trong nồi, đường ống lên cao, có thể dẫn tới tình trạng cháy nổ. Ngoài ra, các lớp cặn trong nồi hơi còn làm giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị. Gây tiêu hao nhiều điện năng và giảm tuổi thọ của các thiết bị.

Vậy làm thế nào để giảm độ cứng của nước hiệu quả?

Để giảm độ cứng của nước, trước tiên, chúng ta cần xác định chính xác độ cứng của nước bằng cách sử dụng máy đo độ cứng nước chuyên dụng. Sau khi thấy chỉ số độ cứng nước vượt quá mức cho phép, bạn có thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp xử lý, giảm độ cứng của nước sau đây:

Xử lý nước cứng bằng cách đun sôi (phương pháp nhiệt)

Ưu điểm: Có thể thực hiện ngay tại nhà nên ít tốn kém về mặt chi phí và rất dễ thực hiện

Nhược điểm: Chỉ áp dụng đối với nước cứng tạm thời. Cần chú ý các mảng bám do muối cacbonat tích tụ có thể gây hỏng các thiết bị đun nấu hoặc vật dụng đựng nước, vì vậy bạn không nên sử dụng lâu dài. Nước cứng được làm mềm bằng phương pháp này chỉ nên sử dụng hết trong vòng 24 giờ để đảm bảo sức khỏe.

Xử lý nước cứng bằng phương pháp ion

Ưu điểm: Mang lại giải pháp làm mềm nước hiệu quả, dễ thực hiện và ít chi phí

Nhược điểm: Khoáng chất natri có thể gây các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đặc biệt đối với người mắc bệnh thận, tăng huyết áp… nếu được bổ sung quá nhiều vào cơ thể.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể xử lý nước cứng bằng hóa chất (đá vôi, baking Soda, Bari Hydroxit), hoặc sử dụng máy lọc nước để làm mềm nước.

Tìm hiểu về máy đo độ cứng nước

Máy đo độ cứng của nước là các thiết bị kỹ thuật số rất hiện đại. Đặc tính của các thiết bị này là có thể thực hiện phép đo một cách nhanh chóng trong vòng chưa tới 1 phút với độ chính xác rất cao. Chúng có thiết kế rất tối ưu, dễ thao tác và sử dụng. Bạn cần cần dùng thêm bất cứ loại thuốc thử hay dụng cụ nào khác. Các máy này cũng có thể ứng dụng đa dạng với nhiều loại nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *