Một trong những yếu tố quan trọng đối với tài nguyên đất đó chính là độ ẩm. Dù đất khô cằn hay trũng nước do độ ẩm quá thấp/quá cao đều làm giảm dinh dưỡng của đất. Để tìm hiểu rõ hơn về độ ẩm của đất là gì? Cách tính và xác định độ ẩm trong đất như thế nào, hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Khái niệm độ ẩm của đất là gì?
Độ ẩm của đất là lượng nước được giữ trong khoảng không gian rỗng giữa các hạt đất ở trạng thái tự nhiên. Nó được tính bằng phần trăm so với khối lượng đất khô (đất được sấy khô ở nhiệt độ đó (105 – 1100 °C).
Độ ẩm trong đất đóng vai trò rất quan trọng đối với nhiều lĩnh vực. Nếu độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Theo khuyến cáo, độ ẩm thích hợp cho các loại cây trồng dao động trong khoảng từ 60% – 70%.
Các loại nước trong đất
Nước trong đất thường được chia thành 5 lớp với các tính chất khác nhau như sau:
– Lớp 1: Là lớp nước liên kết chặt với hạt đất, không thể mất đi khi sấy khô mẫu đất ở nhiệt độ 105°C
– Lớp 2: Là lớp nước không bị mất đi khi mẫu đất để khô gió nhưng sẽ bị mất đi khi mẫu đất được sấy khô ở nhiệt độ 105°C.
– Lớp 3: Là lớp nước liên kết với hạt đất bằng sức căng bề mặt, sẽ mất đi khi mẫu đất được để khô gió (tương đương với nhiệt độ khoảng 60°C).
– Lớp 4: Là lớp nước chảy tự do giữa các lỗ rỗng trong đất.
– Lớp 5: Là lớp nước nằm trong cấu trúc tinh thể của hạt đất. Lớp nước này không bị mất đi khi sấy khô mẫu đất ở nhiệt độ 105°C (ngoại trừ thạch cao và một số loại sét vùng nhiệt đới).
Công thức tính độ ẩm tự nhiên của đất là gì?
Độ ẩm của đất (w) được tính bằng phần trăm (%) theo công thức sau:
Trong đó:
– W: Độ ẩm của đất (%)
– mw: Khối lượng nước chứa trong đất (g). Khối lượng nước trong mẫu đất này được xác định bằng độ chênh lệch khối lượng của mẫu đất trước và sau khi sấy khô ở nhiệt độ 105°C
– md: Khối lượng đất khô trong mẫu đất (g).
Với công thức này, bạn có thể dễ dàng biết cách tính độ ẩm của đất khi không có các dụng cụ đo độ ẩm. Nhờ vậy, bạn có thể điều chỉnh mức độ ẩm cho đất phù hợp với loại cây trồng.
Tuy nhiên, phương pháp này có độ chính xác không cao và cần người có kinh nghiệm, kỹ thuật để nhận biết độ ẩm đất. Vì thế, nếu bạn không có chuyên môn về nông nghiệp mà cần đo nhanh chóng độ ẩm nhiều loại đất khác nhau, hãy lựa chọn các thiết bị đo độ ẩm đất.
Hướng dẫn cách xác định độ ẩm của đất bằng máy đo độ ẩm đất
Hiện nay, ngoài việc áp dụng công thức tính toán cho ra các con số cụ thể chính xác thì các loại máy đo độ ẩm đất là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Máy đo độ ẩm đất là thiết bị đo hiện đại, sẽ dễ dàng cho người dùng biết được độ ẩm chuẩn nhất và nhanh chóng. Đảm bảo mang đến hiệu quả cao trong công việc.
Việc đo độ ẩm của đất là gì không phức tạp nhưng trước khi sử dụng máy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có kết quả chính xác nhất. Mỗi sản phẩm sẽ có một cách thực hiện khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn các bước cơ bản để sử dụng các thiết bị đo độ ẩm đất nói chung:
– Bước 1: Cắm 3 vòng kim loại của đầu đo xuống đất. Đảm bảo mặt đất tiếp xúc đều và chắc chắn với 3 vòng kim loại này.
– Bước 2: Đợi 1 phút, sau đó nhấn nút màu trắng trên vỏ và đọc chỉ số độ ẩm trên mặt đồng hồ.
– Bước 3: Sau mỗi lần sử dụng máy đo, hãy làm sạch 3 vòng kim loại trên đầu dò của máy đo. Bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo ngoài tầm với của trẻ nhỏ để tránh thiết bị bị rơi.
Lưu ý khi tính độ ẩm tự nhiên của đất là gì?
Khi xác định độ ẩm của đất bằng máy đo chuyên dụng, nếu bạn không thao tác sử dụng đúng kỹ thuật như hướng dẫn thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả. Chính vì vậy, để có được kết quả đo đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng thì bạn cần chú ý các vấn đề sau:
– Nếu như đo độ ẩm đất trong chậu, bạn cần phải cắm đầu kim loại đo ở chỗ đất gần gốc rễ cây nhất để đảm bảo độ chính xác cao.
– Tìm hiểu kỹ, chính xác về các thông số trên máy đo độ ẩm đất mà mình đang sử dụng để có thể đưa ra so sánh với các tiêu chí của bạn.
– Bạn có thể kiểm tra độ ẩm đất từ 2 – 3 lần bằng máy đo độ ẩm đất để tăng độ chính xác và dựa vào kết quả để điều chỉnh lại độ ẩm phù hợp nhất.
Độ ẩm của đất bao nhiêu là tốt nhất?
Theo nhiều nghiên cứu, độ ẩm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển dao động trong khoảng từ 60% – 70%. Đây là mức độ ẩm đủ để các loại cây có thể phát triển tốt nhất.
Ngoài ra, có một số loại cây trồng thích hợp trong các môi trường khô cằn hoặc nhiều nước sẽ có mức độ ẩm cao hơn hoặc thấp hơn. Ví dụ, độ ẩm đất khi trồng cây lúa nước trong đất có thể lên tới hơn 90%.
Độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến đất?
Khi bạn tìm hiểu về độ ẩm của đất là gì, bạn sẽ thấy độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến rất nhiều thành phần dinh dưỡng cũng như cây trồng. Cụ thể:
Độ ẩm của đất ảnh hưởng đến rễ cây
Rễ cây sinh trưởng tốt nhất khi đất có đủ ẩm. Khi gặp độ ẩm thích hợp thì cây trồng sẽ có bộ rễ dài và sâu, vươn ra theo các chiều trong đất. Ngược lại, nếu độ ẩm đất không đủ, cây sẽ bị thiếu nước, bộ rễ ngắn, thưa và không lấy được dinh dưỡng.
Độ ẩm đất ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng
Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Khi lượng nước mà cây có thể sử dụng trong vùng rễ bị thấp, nó sẽ làm giảm tác dụng của các chất dinh dưỡng.
Từ đó cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Dẫn đến cây sẽ không thể hấp thụ được dinh dưỡng, kém phát triển mặc dù đã bón rất nhiều phân.
Độ ẩm ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất
Độ ẩm trong đất cũng ảnh hưởng lớn tới các vi sinh vật trong đất. Cũng như cây trồng và các sinh vật sống, vi sinh vật cần nước để có thể hoạt động và thực hiện các chức năng của mình. Nếu độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao thì hoạt động của các vi sinh vật bị ức chế, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải.
Khi đó quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ. Khiến cây trồng thiếu dinh dưỡng, phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
Ngoài ra, khi độ ẩm đất quá cao cũng tạo điều kiện cho các loại nấm, khuẩn có hại phát triển mạnh. Chúng tấn công cây trồng, khiến cây trồng dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt là các bệnh như vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ, ghẻ…
Độ ẩm ảnh hưởng đến không khí trong đất
Đất trồng luôn cần phải đạt một độ ẩm thích hợp để cây trồng có thể phát triển tốt. Độ ẩm trong đất nếu quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt cho sự sinh trưởng của cây. Khi độ ẩm quá cao (đất ngập nước) sẽ chiếm hết chỗ của không khí trong đất, dẫn đến tình trạng yếm khí.
Nó làm cho các tế bào rễ không hô hấp được, không cung cấp đủ oxy cho hoạt động của cây. Cùng với việc tích lũy các chất độc hại sinh ra trong điều kiện yếm khí làm chết đi các lông hút ở rễ.
Vì vậy cây không thể hút nước, lâu ngày sẽ dẫn đến héo và chết cây. Do đó, một nền đất tốt luôn phải cân bằng được lượng nước (độ ẩm) và lượng không khí trong đất.