Công nghệ vi sinh vật hiện đang là một trong các lĩnh vực được ưu tiên và phát triển rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Mặc dù chưa quá phổ biến nhưng những ưu điểm của công nghệ này đang ngày càng được nhiều người đón nhận. Vậy công nghệ này là gì? Ứng dụng trong đời sống như thế nào?
1. Công nghệ vi sinh vật là gì?
Công nghệ vi sinh vật hiện đang là một ngành có sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, ngành này vẫn chưa thực sự phổ biến rộng rãi nên có ít người biết và nghiên cứu sâu.
Về cơ bản có thể hiểu đây là công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật. Mục đích là để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội.
Nghiên cứu về vi sinh vật sẽ giúp ứng dụng được vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ công nghiệp đến nông nghiệp hay thậm chí là dùng để chữa trị tình trạng bệnh trong y học…
Công nghệ vi sinh vật là gì?
2. Ưu điểm nổi bật của công nghệ vi sinh vật
Ngoài việc ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, công nghệ vi sinh vật còn có những ưu điểm nổi trội như:
- Không gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
- Các ứng dụng công nghệ vi sinh cũng đảm bảo không gây hại đến môi trường, hệ sinh thái
- Việc khai thác dễ dàng, nguồn khai thác vô tận bởi các vi sinh vật thường có sẵn trong tự nhiên và rất phổ biến
- Có thể tận dụng được một số chất thải hữu cơ, bảo vệ môi trường sau khi đã ứng dụng công nghệ vi sinh
3. Những ứng dụng thực tế của công nghệ vi sinh vật
Trên đây là khái niệm cũng như ưu điểm của công nghệ vi sinh vật. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc công nghệ này sẽ được ứng dụng như thế nào? Những ứng dụng của công nghệ vi sinh trong đời sống có thể kể đến như:
3.1. Trong nghiên cứu khoa học
Với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ vi sinh vật đóng một vai trò quan trọng. Gồm có nghiên cứu, phát hiện, xây dựng bộ chủng sinh vật nhằm phục vụ, đáp ứng nhiều lĩnh vực khác nhau.
Từ các nghiên cứu đặc điểm sinh lý của vi sinh vật sẽ cho thấy được quá trình biến đổi của vi sinh vật ở những môi trường khác nhau. Hay từ sự tương tác giữa các vi sinh vật mà có thể xem xét được sự biến động của quần xã, quần thể vi sinh vật.
Công nghệ vi sinh trong khoa học còn giúp thực hiện, khảo sát tính di truyền của vi sinh vật. Từ đó sẽ có đánh giá, đóng góp vào quá trình ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác.
Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng chủ yếu trong nghiên cứu khoa học
3.2. Ứng dụng trong Y tế
Trong ngành y tế, công nghệ vi sinh vật đóng một vai trò cốt lõi trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học. Từ đó mang đến những dịch vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng tốt hơn. Những ứng dụng chủ yếu của công nghệ này trong lĩnh vực y tế là sản xuất:
- Nhóm chất hoạt tính sinh học
- Nhóm chế phẩm chẩn đoán
- Nhóm vaccine tái tổ hợp
- Nhóm probiotic cho người
Thành quả chính là việc có thể rút ngắn được đáng kể khoảng thời gian giữa các khâu nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao rồi đến thử nghiệm, thương mại hóa các sản phẩm.
3.3. Ứng dụng trong trồng trọt
Bởi ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong lĩnh vực trồng trọt mà có những sản phẩm như phân bón vi sinh, các loại hạt giống mới. Những sản phẩm đều đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, công nghệ này còn được ứng dụng để làm các sản phẩm bảo quản giống an toàn. Các sản phẩm đẩy nhanh tốc độ phân hủy của quá trình ủ rơm rạ, chất thải công nghiệp. Từ đó tạo thành phân hữu cơ, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, cho môi trường đất trồng cây.
Công nghệ vi sinh vật trong trồng trọt
3.4. Ứng dụng trong chăn nuôi
Công nghệ vi sinh vật ứng dụng trong ngành chăn nuôi với nhiều dòng sản phẩm khác nhau như men, nấm… Các sản phẩm chuyên dụng để khử trùng, giảm mùi hôi của chuồng trại.
Các sản phẩm đó cũng được dùng để làm đệm lót chuồng, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn giúp tăng trọng lượng, tăng năng suất chăn nuôi. Ngoài ra, công nghệ này cũng giúp góp phần giảm ô nhiễm môi trường nuôi trồng hải sản…
3.5. Ứng dụng trong xử lý nước thải
Việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lý chất thải chính là dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy những chất hữu cơ gây ô nhiễm. Khi đưa các vi sinh vật hệ thống nước thải, chúng sẽ dùng các chất và khoáng chất trong nước thải làm thức ăn để phát triển.
Những chất đó cũng sẽ được vi sinh vật phân hủy thành những dạng chất đơn giản hoặc khí thoát ra môi trường. Như vậy sẽ làm giảm thiểu được làm lượng chất ô nhiễm, đảm bảo nước thải đầu ra đúng quy định.
Bên cạnh đó, các hoạt chất của vi sinh vật cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất giấy, dệt – nhuộm, khai thác khoáng sản…
Qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích về công nghệ vi sinh vật và ứng dụng thực tế của công nghệ này.