Chế phẩm sinh học là gì? Top 3 chế phẩm thường gặp

Chế phẩm sinh học là gì? Top 3 chế phẩm thường gặp

Chế phẩm sinh học vừa là đệm lót sinh học vừa là phân bón, thuốc trừ sâu và đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về loại chế phẩm này. Trong bài viết hôm nay, SIV Eco sẽ phân tích chi tiết chế phẩm sinh học là gì cũng như vai trò thiết yếu để các bạn tham khảo và ứng dụng khi cần thiết.

1. Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học là các sản phẩm quen thuộc được sử dụng trong nuôi trồng. Bao gồm: Thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón sinh học, thức ăn vi sinh, cám vi sinh, chế phẩm bổ sung lợi khuẩn…

Các chế phẩm này đều được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như: Tảo biển, rong rêu, tỏi, ớt, vi sinh vật, côn trùng… Quá trình sản xuất chế phẩm bằng công nghệ sinh học hiện đại với các chủng vi sinh vật được tuyển chọn từ tự nhiên. Vì thế, chúng đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

che-pham-sinh-hoc-1
Chế phẩm sinh học được làm từ các nguyên liệu tự nhiên

2. Chế phẩm sinh học bao gồm những chủng vi sinh vật nào?

Chế phẩm sinh học được kích hoạt bằng chất dinh dưỡng và enzym chuyên biệt cùng các chủng vi sinh vật sau:

  • Nhóm 1: Bao gồm các vi sinh vật nhóm Lactobacillus, Bacillus… Chúng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp quá trình tăng trưởng của cây trồng được hiệu quả hơn.
  • Nhóm 2: Gồm các vi sinh vật có khả năng đối kháng với Bacillus spp. Chúng giúp xử lý các khí độc hoặc chất thải hữu cơ trong môi trường nước.
  • Nhóm 3: Gồm các vi sinh vật thuộc nhóm Nitrobacter, Nitrosomonas sp… Chúng có tác dụng cải thiện chất lượng môi trường ở nền đáy của ao nuôi.

che-pham-sinh-hoc-2

Chế phẩm sinh học an toàn cho con người và sinh vật

3. Ý nghĩa của chế phẩm sinh học trong lĩnh vực nuôi trồng

Chế phẩm sinh học có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nuôi trồng. Bao gồm:

3.1. Tăng cường, cải thiện hệ tiêu hóa được khỏe mạnh

Chế phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng và enzym thiết yếu cho hệ tiêu hóa của vật nuôi. Điển hình như: Axit amin, Axit béo, Enzyme Amylase, Lipaza… Nhờ những thành phần này mà vật nuôi tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Từ đó, chúng phát triển khỏe mạnh và tăng năng suất.

3.2. Tăng cường sức đề kháng ở vật nuôi, cây trồng

Trong thành phần của chế phẩm có nhiều vi sinh vật đối kháng, mang đến hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Nhờ đó, cây trồng và vật nuôi được tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

che-pham-sinh-hoc-3

Chế phẩm sinh học giúp cây trồng khỏe mạnh, sinh trưởng tốt

3.3. Xử lý chất thải vật nuôi và ủ phân bón cho cây trồng

Vai trò đáng chú ý của chế phẩm sinh học đó là xử lý chất thải vật nuôi. Dùng chế phẩm này để ủ rác thải hữu cơ hoặc phân chuồng sẽ mang lại lợi ích kép trong chăn nuôi. Nhờ đó, vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm chi phí phân bón.

4. Tìm hiểu các loại chế phẩm sinh học phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có nhiều chế phẩm sinh học được ưa chuộng sử dụng. Dưới đây là một số chế phẩm phổ biến để bạn tham khảo:

4.1. Chế phẩm sinh học EM

Chế phẩm sinh học EM gốc có khả năng phân giải các Protein, tinh bột, Cellulose… bởi sở hữu hỗn hợp vi sinh vật gồm Saccharomyces sp, Bacillus sp. Loại chế phẩm này được sử dụng giống như phân hữu cơ vi sinh, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây. Đồng thời, chế phẩm còn có vai trò xử lý nước ao hồ bị ô nhiễm và giảm thiểu tối đa mùi hôi ở rác thải.

che-pham-sinh-hoc-4

Chế phẩm sinh học Em có nguồn gốc từ các nguyên liệu tự nhiên

4.2. Chế phẩm sinh học Emozeo

Đây là chế phẩm dạng bột mang đến nhiều lợi ích khi sử dụng dưới đây:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
  • Xử lý nước thải.
  • Làm sạch môi trường.
  • Làm phân bón giúp tăng dinh dưỡng cho cây trồng.

4.3. Khám phá chế phẩm sinh học Bima Trichoderma

Chế phẩm này được sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây. Chúng có vai trò quan trọng trong việc diệt trừ sâu bệnh mà không ảnh hưởng đến con người và môi trường sống.

Chế phẩm Bima Trichoderma còn được sử dụng làm men phân giải các loại thức ăn thừa, rơm rạ. Sản phẩm của quá trình lên men được dùng làm phân hữu cơ bón cho các loại cây trồng. Đây là giải pháp kinh tế, giúp hạn chế khoản đầu tư ban đầu mà vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng.

5. Sử dụng chế phẩm sinh học cần lưu ý những gì?

Mặc dù chế phẩm sinh học mang đến nhiều lợi ích và không gây hại nhưng cũng cần phải sử dụng đúng cách theo những hướng dẫn dưới đây.

5.1. Bảo quản

Bảo quản chế phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Khi không sử dụng cần vặn kín nắp và dùng càng sớm càng tốt.

5.2. Lưu ý khi sử dụng

  • Thời gian sử dụng chế phẩm tốt nhất là vào buổi sáng từ 8 – 10 giờ.
  • Không kết hợp chế phẩm với kháng sinh hay các chất diệt khuẩn. Đồng thời, dùng với liều lượng và tần suất theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
che-pham-sinh-hoc-5

Sử dụng chế phẩm sinh học cần tuân thủ đúng khuyến cáo của nhà sản xuất

5.3. Yêu cầu với từng loại chế phẩm

Có hai loại chế phẩm sinh học thường dùng là dạng nước và dạng bột. Với dạng bột, nên kết hợp với bột rỉ đường để nâng cao hiệu quả sử dụng. Với dạng nước, nên ủ yếm khí để mang đến công dụng tối ưu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *