Chánh niệm là gì? Ý nghĩa và cách thực hành chánh niệm

Chánh niệm là gì? Ý nghĩa và cách thực hành chánh niệm

1. Chánh niệm là gì?

Chánh niệm có tên gọi tiếng Trung là 正念, tiếng Phạn là samyak-smṛti, tiếng Pali là sammā-sati. Đây là thuật ngữ quen thuộc trong Phật giáo và thiền định; là một trong 8 phần quan trọng của Bát Chánh Đạo, mang ý nghĩa là sự biết rõ thông tuệ những điều đang xảy ra, ngay lúc này. Chánh niệm còn chính là sự tỉnh giác, biết rõ các pháp không quên niệm.

Ở Việt Nam, chánh niệm được biết đến vào thế kỷ 20, cùng thời điểm với Phật giáo Nguyên Thủy được thành lập ở nước ta. Theo đó, chánh niệm hay chính niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một người thiền giả và là cốt tủy của đạo Phật. Dù bạn đang theo bất kỳ một pháp môn nào thì trước tiên cần phải thực tập để bản thân có chánh niệm.

Chánh niệm giúp con người ta có những nhận thức đầy đủ, không phán xét hiện tại thay vì dự đoán tương lai hay sống trong quá khứ. Hiểu đơn giản là khả năng nhận thức được những việc mình đang làm, đang ở đâu chứ không phải phản ứng quá mức, choáng ngợp với những điều đang xảy ra ở xung quanh.

Chánh niệm cũng liên quan đến sự chấp nhận, nghĩa là chúng ta sẽ chú ý đến suy nghĩ và cảm xúc mà không phán xét. Chúng ta quan sát những suy nghĩ, cảm xúc rồi mới không đặt câu hỏi “đúng” hay “sai” để không rơi vào cuộc tranh luận trong nội tâm.

Chánh niệm giúp con người có nhận thức đầy đủ về cuộc sống

Chánh niệm giúp con người có nhận thức đầy đủ về cuộc sống

Thay vì để cuộc sống cứ thế trôi qua, chánh niệm giúp bạn sống trong những giây phút hiện tại, đánh thức hiện tại hơn là dựa vào quá khứ hay dự đoán tương lai. Khi cảm xúc tiêu cực đến với bạn, bạn sẽ học cách đối xử với nó thay vì chống cự. Về bản chất, chánh niệm cho phép bạn nhận ra những suy nghĩ tiêu cực đang nảy sinh trước khi đến trạng thái hình yên.

Ngày nay, chánh niệm được áp dụng như một phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần. Kết nối với cơ thể và những cảm giác là yếu tố quan trọng của chánh niệm. Điều này đồng nghĩa với việc người thực hành chánh niệm sẽ nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác của cơ thể bao gồm vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác.

2. Quá trình từ chánh niệm đến giác ngộ

Từ chánh niệm đến giác ngộ cần cả một quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân. Nền tảng của phương pháp chánh niệm đó là tứ niệm xứ bao gồm quan thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp.

Hành trình từ chánh niệm đến giác ngộ không phải là điều dễ dàng với nhiều người nhưng chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an, hạnh phúc trong tâm hồn khi bắt đầu thực hành chánh niệm. Không chỉ có thiền sư mới thực hành chánh niệm mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện từ công nhân, bác sĩ cho đến người nghèo, người vô gia cư đều có thể thực hành chánh niệm từ ngay hôm nay.

3. Lợi ích của chánh niệm là gì?

Như thông tin đã cập nhật ở trên, chánh niệm là việc nhận thức và hiểu rõ những trạng thái ở bên trong, xung quanh bản thân chúng ta. Mục đích của chánh niệm đó là ngăn chặn những thói quen xấu, tránh xa những tiêu cực thông qua việc quan sát, nhận thức về suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm ở hiện tại mà không đánh giá, phán xét.

Lợi ích của chánh niệm

Lợi ích của chánh niệm

Chánh niệm mang tới nhiều lợi ích cho con người, không chỉ là khả năng tập trung mà còn nâng cao sức khỏe tinh thần, tốt cho cuộc sống hàng ngày, công việc, mối quan hệ, sức khỏe,…Cụ thể:

  • Cải thiện trí nhớ
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Tăng cảm giác hạnh phúc
  • Kiểm soát cơn nóng giận
  • Cải thiện khả năng nhận thức
  • Giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm
  • Giảm chứng đau nửa đầu, đau mãn tính
  • Cải thiện mối quan hệ nhờ việc kết nối, tương tác với mọi người
  • Giảm cân, cải thiện chứng rối loạn ăn uống thông qua việc tập trung vào cảm giác đói, hương vị món ăn. Nhờ đó, chánh niệm giúp bạn xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

4. Vì sao chúng ta cần sống chánh niệm?

Hạnh phúc nằm ở sự cảm nhận về thực tại. Bạn sẽ không thể nào hạnh phúc nếu cứ chìm đắm trong quá khứ hoặc mãi trông đợi vào tương lai. Người trẻ rất cần học cách sống chánh niệm để trân trọng những giá trị của cuộc sống.

Đã có người từng nói rằng “con đường thở là con đường may mắn khi bạn đang còn sống”. Chúng ta chỉ có thể ý thức được việc thở giống như việc bản thân đang sống trong hiện tại, không phải quá khứ hay tương lai. Chỉ khi sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc thì bạn mới hiểu rõ được ý nghĩa của cuộc sống này!

Chánh niệm sẽ giúp bạn hiểu hơn về khoan dung, lòng trắc ẩn. Thay vì tránh né nỗi đau của bản thân hay nhìn nhận nỗi đau của người khác một cách hời hợt thì chánh niệm sẽ giúp chúng ta chấp nhận thực thế, trao đi yêu thương một cách thấu hiểu.

Vì sao chúng ta cần sống chánh niệm?

Vì sao chúng ta cần sống chánh niệm?

Khi chúng ta không biết cách hài lòng với thực tại thì cuộc sống sẽ chứa đựng đầy rẫy những bất mãn, khổ đau. Bạn sẽ luôn than phiền, kêu ca; không thỏa mãn, không hạnh phúc, không đủ đầy vì chưa bao giờ bạn có được thứ mà mình muốn có.

Chúng ta nên sống chánh niệm trong mọi hoàn cảnh. Mọi vẻ đẹp của cuộc sống chỉ có thể cảm nhận được khi bạn tương tác bằng mọi giác quan. Làm sao có thể yêu một người? Làm sao có thể duy trì mối quan hệ tích cực khi bạn chỉ chạm tới bề ngoài của tình yêu?…Nhiều người trẻ không muốn chấp nhận thực tại trong tình yêu, luôn mong muốn đối phương thay đổi hay hy vọng đối phương sẽ vì mình mà thay đổi. Điều đó cũng có nhưng không nhiều!

Hầu hết mọi người chỉ hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của chánh niệm khi đã trải qua những năm tháng chông gai, chông chênh nhất của cuộc đời. Nếu bạn có được tâm thế sẵn sàng, chủ động với chánh niệm thì bạn sẽ không mắc phải những bài học xương máu.

Dù tránh niệm không thể giúp bạn giải quyết tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống nhưng sẽ giúp bạn có được thái độ tốt khi gặp khó khăn, giúp bạn bình tâm và tìm phương án xử lý phù hợp. Mỗi ngày thực hành một chút cũng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn!

5. Cách thực hành chánh niệm đơn giản, hiệu quả

Bằng cách tập trung vào hiện tại, giảm bớt những cuộc đối thoại nội tâm thì bạn dễ dàng đạt được trạng thái của chánh niệm. Bạn sẽ đạt được chánh niệm thông qua việc thực hành thiền định hay các hoạt động hàng ngày. Một số cách thực hành chánh niệm mà bạn nên áp dụng đó là:

5.1. Thực hành bài tập thở chánh niệm

Bạn hãy dành cho mình khoảnh khắc để tạm gác công việc hàng ngày, giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng, kết nối bản thân thông qua việc thực hành bài tập thở chánh niệm.

Thực hiện như sau:

  • Ngồi thẳng lưng nhưng thư giãn
  • Trong vòng 1 phút bạn hãy đưa sự chú ý về hơi thở của bản thân
  • Hít vào và thở ra như bình thường, để ý thời gian giữa lần hít vào và thở ra
  • Cảm nhận bụng của bạn mở rộng mỗi khi hít vào. Bạn hãy đặt tay lên bụng để cảm nhận sự chuyển động lên xuống mỗi khi hít vào – thở ra
  • Khi bạn bị mất tập trung thì hãy đưa tâm trí trở lại hơi thở

Thực hành bài tập thở chánh niệm

Thực hành bài tập thở chánh niệm

5.2. Nhận thức về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân

Chánh niệm không thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ, căng thẳng nhưng sẽ giúp bạn nhận thức được những cảm xúc này sẽ đến và đi. Để thực hành phương pháp này bạn hãy:

  • Hỏi chính mình “Tôi đang trải qua điều gì vào thời điểm này”
  • Đặt tên cho các suy nghĩ, cảm xúc của bạn. Ví dụ: “Đây là cảm giác lo lắng”
  • Tránh phán xét chính mình, hãy quan sát và đánh giá xem nỗi lo đó có đáng ngại không.
  • Nếu sự căng thẳng, nỗi lo đó không đáng ngại thì bạn hãy bỏ qua nó và tập trung vào hiện tại. Nếu sự căng thẳng và lo lắng đó nghiêm trọng thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý, gia đình, bạn bè.

5.3. Ăn trong chánh niệm

Chánh niệm trong ăn uống là việc tâm trung hoàn toàn vào bữa ăn của mình mà không bị phân tán bởi việc xem điện thoại, đọc sách, xem tivi. Để thực hành chánh niệm trong ăn uống bạn có thể:

  • Tập trung vào hình dáng, màu sắc của thức ăn
  • Cảm nhận hương vị, mùi của thức ăn
  • Ngừng ăn khi bạn thấy no thay vì cố gắng ăn toàn bộ thức ăn còn ở trên đĩa.

5.4. Đi bộ chánh niệm

Bạn có thể thực hành việc đi bộ chánh niệm bất kỳ lúc nào. Lúc bắt đầu, bạn hãy đi từ từ và khi đã quen bạn hãy đi bộ chánh niệm ở mọi tốc độ ngay cả khi bạn đang gấp gáp.

Đi bộ chánh niệm

Đi bộ chánh niệm

Các bước thực hành đi bộ chánh niệm như sau:

  • Cảm nhận cảm giác của lòng bàn chân khi chúng tiếp xúc với bề mặt đất hay bất kỳ vị trí nào khi bạn đi như trên bãi cỏ, bãi biển, gỗ,…
  • Nhận thức đến những cơ bắp mà bạn đang sử dụng khi đi bộ
  • Khi tâm trí mất tập trung bạn hãy sử dụng cảm giác tiếp xúc của lòng bàn chân với mặt đất như một điểm neo để đưa bạn về hiện tại.
  • Dành ít nhất một phút trong ngày để tập trung vào cảm giác khi đi bộ.

6. Làm sao để thực hành chánh niệm thành công?

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn thực hành chánh niệm thành công, đó là:

Đối xử tử tế với chính mình khi thực hành chánh niệm: Không nên phán xét, tự trách bản thân nếu như cảm thấy tâm trí đang lang thang. Chánh niệm là việc chấp nhận bản thân, đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn. Bởi vậy, bạn hãy dành thời gian tập trung vào hiện tại, cho bản thân thời gian để phát triển.

Đặt ra thời gian cụ thể trong ngày để thực hiện chánh niệm: Bạn có thể thực hành chánh niệm khi ăn uống, đi bộ hoặc trò chuyện để tăng cường nhận thức ở hiện tại.

Tập trung thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm: Việc thực hiện quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến bạn mất tập trung. Do đó, chỉ nên tập trung thực hiện hết sức vào một việc ở sự tập trung cao độ.

Tập trung thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm

Tập trung thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của chánh niệm nhưng chánh niệm lại không dành cho tất cả mọi người. Có người cho rằng, chánh niệm không giúp kiểm soát lo âu, căng thẳng; chánh niệm có thể sẽ không phù hợp với người mắc rối loạn tâm thần. Vậy nên, trước khi kết hợp chánh niệm vào thói quen hàng ngày thì bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Chánh niệm không giúp bạn đạt đến sự hoàn hảo hay loại bỏ hoàn toàn những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó sẽ giúp bạn trau dồi nhận thức, chấp nhận thực tại bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Hy vọng các thông tin trên của nuoccongnghiep.com sẽ giúp bạn hiểu chánh niệm là gì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *