Cách xử lý nước có độ pH cao hiệu quả dễ thực hiện nhất hiên·

Cách xử lý nước có độ pH cao hiệu quả dễ thực hiện nhất hiện nay
Nước có độ pH cao không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, sức khỏe của con người mà còn gây hại cho các thiết bị gia dụng trong gia đình. Để biết cách xử lý nước có độ pH cao hiệu quả nhất hiện nay, bạn có thể thực hiện các biện pháp được gợi ý trong bài viết dưới đây.

Độ pH của nước là gì?

Độ pH của nước là một thước đo để xác định tính axit hoặc tính kiềm (bazơ) của nước. Nó được biểu diễn trên một thang đo từ 0 đến 14. Trong đo:

  • pH = 7: Nước trung tính (nước không có tính axit cũng không có tính kiềm)
  • pH > 7: Nước có tính kiềm – bazo (độ pH càng lớn, nước càng có tính kiềm mạnh)
  • pH < 7: Nước có tính axits (độ pH càng nhỏ, nước càng có tính axit mạnh)

Việc theo dõi và điều chỉnh độ pH của nước là rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực để đảm bảo chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng.

Vậy độ pH trong nước là bao nhiêu?

Độ pH của nước có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc và điều kiện môi trường của nước. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về độ pH của từng loại nước khác nhau:

– Nước tinh khiết: có độ ph = 7 (trung tính)

– Nước uống: nên có độ pH lý tưởng là từ 6.5 – 8.5 để an toàn cho sức khỏe con người và hạn chế tác động ăn mòn đối với hệ thống ống dẫn nước.

– Nước tự nhiên: bao gồm 3 loại chính:

  • Nước mưa: độ pH từ 5 đến 6 do sự hòa tan của CO2 trong không khí, tạo thành axit carbonic nhẹ.
  • Nước sông, hồ: Độ pH thường dao động từ 6 đến 8, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và các chất hòa tan trong nước.
  • Nước ngầm: Độ pH có thể từ 6 đến 8.5, tùy thuộc vào địa chất khu vực và các chất khoáng hòa tan trong nước.

– Độ pH của các môi trường nước khác

  • Nước hồ axit: Độ pH dưới 6 do các nguyên nhân như sự lắng đọng axit hoặc sự phóng thích của các chất hòa tan axit từ đá và đất.
  • Nước kiềm: Độ pH trên 8 do sự hiện diện của các chất khoáng kiềm như bicarbonate, carbonate, và hydroxide.

Độ pH trong nước ở mức bao nhiêu được xem là cao?

Theo cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), độ pH phù hợp nhất để người dùng sử dụng uống trực tiếp nằm trong khoảng từ 6.5-8.5. Nghĩa là nguồn nươc ấy tương ứng với nước có tính kiềm. Vượt ngoài ngưỡng này được coi là có độ pH cao. Cụ thể:

– Nếu độ pH của nước > 8.5: Được xem là cao đối với nước uống. Mức pH này có thể ảnh hưởng đến vị của nước và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu uống trong thời gian dài.

– Độ pH của nước > 9: Được xem là cao cho hầu hết các ứng dụng nước uống, nông nghiệp và nhiều quá trình công nghiệp. Nước có pH trên 9 có thể gây ăn mòn các đường ống kim loại và ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.

– Độ pH của nước > 11: Được xem là rất cao và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như kích ứng da, mắt và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc tiêu thụ.

Ảnh hưởng khi độ pH của nước tăng cao

Độ pH của nước là một yếu tố quan trọng cần được quản lý và kiểm soát để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng hàng ngày, nông nghiệp và công nghiệp. Nếu không nó sẽ mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:

Đối với sức khoẻ con người: Nếu nước uống với độ pH quá cao (trên 8.5) có thể gây vị khó chịu và cảm giác khô miệng. Trong một số trường hợp, nước có độ pH cao có thể gây kích ứng da và mắt. Khi tiêu thụ nước có độ pH quá cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể, mặc dù tác động này thường không phổ biến.

Đối với nông nghiệp: Nước có độ pH cao có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Một số chất dinh dưỡng thiết yếu có thể trở nên khó hòa tan và khó hấp thụ ở độ pH cao. Ngoài ra, độ pH quá cao cũng có thể ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật trong đất, ảnh hưởng đến cấu trúc và sức khỏe của đất.

Đối với công nghiệp: Nước có độ pH cao có thể gây ăn mòn hoặc hình thành cặn bám trong các hệ thống ống dẫn, nồi hơi và các thiết bị công nghiệp khác, gây ra sự hỏng hóc và chi phí bảo trì tăng. Trong các quá trình công nghiệp như sản xuất giấy, thực phẩm và đồ uống, nước có độ pH cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Các cách kiểm tra độ pH cho độ chính xác cao

Chính vì các mối nguy hại trên, việc kiểm tra độ pH tại nhà là điều rất cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm nước nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người dùng. Những cách xử lý nước có độ pH cao được thực hiện sau khi bạn kiểm tra được độ pH chính xác.

Bạn có thể đo được độ Ph của nước bằng các phương thức sau đây:

Cách 1: Dùng giấy pH để đo độ pH của nước

Cách 2: Đo độ pH của nước bằng giấy quỳ tím

Cách 4: Dùng dung dịch đổi màu để đo pH

Cách 5: Dùng máy đo độ PH: Đây là cách đo độ pH của nước cho kết quả nhanh và chính xác nhất.

Máy đo pH là máy kiểm tra chất lượng nước được ứng dụng công nghệ hiện đại và các tính năng hữu dụng. Vậy nên phương pháp này đang được nhiều người sử dụng trong các mục đích như: đo độ pH trong đất, đo độ pH trong dung dịch thủy canh, đo độ pH của nước…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *