Để xác định nước sinh hoạt gia đình có đạt độ an toàn hay không, bạn cần nắm được các cách kiểm tra độ sạch của nước dưới đây. Qua đó sẽ giúp bạn đưa ra hướng khắc phục tốt nhất.
Cách kiểm tra độ sạch của nước bằng bút đo TDS
Bút thử TDS là thiết bị kiểm tra nước sạch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó có tác dụng kiểm tra hiệu suất của các thiết bị lọc nước, xác định nguồn nước đang sử dụng có đạt tiêu chuẩn hay không.
Ngoài ra, bút đo TDS còn có khả năng đo độ dẫn điện của khoáng chất, muối, kim loại… Nếu có nhu cầu sử dụng, bạn có thể tham khảo một số loại bút thử TDS giá rẻ mà các hộ gia đình của thể lựa chọn như: Bút đo độ tinh khiết của nước Lutron PWA-301, EZ-9909SP, Hanna HI98302, Hanna HI98129.
Thao tác kiểm tra độ sạch của nước bằng bút đo TDS
Các bước xác định nguồn nước sạch, bẩn với bút đo TDS được tiến hành như sau:
Bước 1: Tháo bút ra khỏi hộp bảo vệ và nhận ON/OFF một lần trước khi cắm bút vào nước thử.
Bước 2: Cho đầu bút thử vào cốc nước. Lưu ý: Không cắm đầu bút quá 5cm.
Bước 3: Sau khoảng 3 phút, bút sẽ trả về kết quả trên màn hình hiển thị Led. Cách đọc thông số trên bút thử:
0 – 50 ppm: nước có độ tinh khiết cao
50 – 100 ppm: nước có độ tinh khiết cao tương đối
100 – 300 ppm: nước có độ tinh khiết thấp
300 – 600 ppm: nước có khả năng đóng cặn
600 – 1000m: nước có mùi vị không tốt
>1.000 ppm: nước không uống được
Theo quy định của tổ chức WHO, US EPA và cả Việt Nam, chỉ số TDS đạt chuẩn phải <=500mg/L đối với nước ăn uống và <=1000g/L đối với nước sinh hoạt. Nếu vượt quá ngưỡng này, tức là loại nước này đang gặp vấn đề, tốt hơn hết bạn không nên sử dụng.
Lưu ý: Bút thử TDS có khả năng kiểm tra độ dẫn điện của khoáng chất, muối, kim, kim loại ở dạng ion. Tuy nhiên, nó lại không thể đo được tạp chất rắn hay các tạp chất lơ lửng trên nước. Trong trường hợp này, bạn có thể vừa kết hợp sử dụng bút thử TDS và thuốc thử, máy đo để kiểm tra.
Cách kiểm tra độ sạch của nước bằng thuốc thử
Thuốc thử là một trong những giải pháp an toàn để kiểm tra chất lượng nước. Có nhiều loại thuốc thử khác nhau dùng để đo pH, đo kiềm, sắt… trong nước.
Bạn cần xác định tình trạng nguồn nước mà mình cần kiểm tra để chọn loại thuốc thử phù hợp. Ví dụ: Nếu nước xuất hiện mùi lạ, rất có thể nồng độ clo trong nước khá cao hay nước có mùi, màu đen, nhiễm kim loại…
Tùy vào tình trạng nước, người dùng có thể cân nhắc và chọn loại thuốc thử như đo độ pH, thuốc thử sắt, amoni…. Sau đó tiến hành đo để chắc chắn rằng nguồn nước bị nhiễm bẩn, không an toàn.
Cách kiểm tra độ sạch của nước bằng các loại máy đo khác
Việc xác định nước gia đình có an toàn luôn là nhu cầu mong muốn của các hộ dân. Bên cạnh tìm đến giải pháp là bút đo TDS hay các loại thuốc thử bạn có thể tìm kiếm cho mình các loại máy đo để kiểm tra chất lượng nước đang sử dụng. Dưới đây là một số các gợi ý bạn có thể lựa chọn:
Bút đo độ pH của nước
Bên cạnh thuốc thử kiểm tra độ pH trong nước, người dùng cũng có thể lựa chọn bút đo pH. Cách sử dụng loại máy đo này khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước:
Bước 1: Tháo nắp bảo vệ. Đừng lo nếu tinh thể màu trắng xuất hiện xung quanh nắp. Điều này là bình thường với các điện cực pH và chúng sẽ hết giải thể khi rửa sạch với nước.
Bước 2: Đẩy nắp của Bút bằng cách trượt.
Bước 3: Nhúng bút vào dung dịch cần đo chìm hết đầu cực.
Bước 4: Khuấy nhẹ nhàng và chờ đợi cho đến khi màn hình hiển thị ổn định.
Bước 5: Sau khi sử dụng, tắt máy đo pH, sử dụng nước sạch điện cực và đậy nắp bảo vệ.
Sử dụng máy đo EC, ORP để kiểm tra độ sạch của nước
EC hay ORP là 2 chỉ tiêu có mức độ ảnh hưởng không cao so với các chỉ tiêu nước sạch hiện tại. Tuy nhiên, nếu muốn chắc chắn, bạn có thể lựa chọn các loại máy đo ORP, EC chuyên dụng như bút đo độ Oxy hóa khử ORP hay bút đo đa năng 3 trong 1 TDS 309 để kiểm tra nguồn nước của gia đình.
Cách xử lý nguồn nước có độ sạch không đảm bảo?
Nếu sau khi thực hiện các cách kiểm tra độ sạch của nước mà thấy nguồn nước bị nhiễm khuẩn, bạn có thể thực hiện các biện pháp xử lý sau đây:
Sử dụng phương pháp đun sôi nước để diệt vi khuẩn
Đây là phương pháp đơn giản nhất và thường được áp dụng. Tuy nhiên với tình trạng hiện nay, khi nguồn nước không chỉ đơn thuần là nhiễm khuẩn thông thường, mà những hóa chất độc hại từ sản xuất công nghiệp sẽ khiến bạn có một phương pháp tốt hơn để làm sạch nguồn nước.
Thực tế đã cho thấy có những tạp chất vẫn tồn tại trong nước ngay cả khi đã đun sôi. Vì vậy mà bạn có thể tham khảo lựa chọn các dòng máy lọc nước dùng cho gia đình. Cùng tìm hiểu về những công nghệ máy lọc nước hiện nay đang được chứng minh là mang lại hiệu quả cao!
Sử dụng máy lọc nước với công suất phù hợp
Máy lọc nước hiện nay là một trong những thiết bị được sử dụng công nghệ hiện đại, với nhiều cấp lọc mạnh mẽ cho khả năng loại bỏ tới 99.9% các loại vi khuẩn, tạp chất, các chất hóa học độc hại…tồn tại trong nguồn nước.
Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại được tích hợp cho phép dòng máy này có thể bổ sung những khoáng chất tốt cho cơ thể bạn! Máy lọc nước sẽ mang lại cho bạn sự yên tâm trong quá trình lọc nước sạch.
Công nghệ lọc sẽ giúp loại bỏ và tiêu diệt đến 99,99% các loại vi khuẩn, vi rút có hại trong nước, các ion kim loại nặng như Sắt, Canxi, Magie, Asen cũng được loại bỏ tối đa.
Lưu ý về cách kiểm tra độ sạch của nước
Trên thực tế thì bút đo TDS, thuốc thử… chỉ đo được 1 chỉ tiêu của nước là tổng lượng chất rắn hòa tan trong dung dịch nước. Nó không thể giúp bạn biết được nước sạch hay không, nước có ô nhiễm hay không, nước có bẩn hay không…
Bởi đo nước có rất nhiều các chỉ tiêu như PH, EC, TDS, ORP, clo, nước cứng (hàm lượng kim loại), COD, BOD, đo độ đục… Chính vì vậy, một thiết bị riêng lẻ sẽ không thể xác định chính xác nước đó sạch hay bẩn. Mà cần đến sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn để thẩm định và đánh giá chuyên sâu.
Trên đây, bài viết đã gợi ý cho bạn các cách kiểm tra độ sạch của nước bằng những dụng cụ, thiết bị chất lượng, cho kết quả chính xác.