Ánh nắng mặt trời là gì? Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến da như thế nào?

Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến da như thế nào?
Ánh nắng mặt trời không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hệ sinh thái và sức khỏe con người mà còn có tác động đáng kể đến làn da của chúng ta. Vậy bạn có biết ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến da như thế nào hay không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu để nắm rõ về tác động của ánh nắng mặt trời đối với da người nhé!

Ánh nắng mặt trời là gì?

Ánh nắng mặt trời bao gồm các tia quang phổ và những tia khác có bước sóng dài ngắn khác nhau. Trong đó, các ánh sáng có thể nhìn thấy được thường có bước sóng khoảng 400- 700 nm. Còn các tia cực tím không thể thấy được có bước sóng ngắn hơn (280- 400nm). Ánh sáng hồng ngoại thì không thể thấy được và có bước sóng dài hơn (700nm- 1mm).

Các ánh sáng có bước sóng dài, ánh sáng có thể nhìn thấy và tia hồng ngoại đều có thể xâm nhập sâu và da, tuy nhiên chúng ít gây hại cho da. Tia UV có bước sóng ngắn hơn thì lại tương tác với các tế bào tạo ra các gốc tự do có hoạt tính cao.

Bản chất của ánh nắng mặt trời 

Thành phần chủ yếu của ánh nắng mặt trời là tia UV. Nó được chia thành các loại dựa trên bước sóng tương đối của chúng (được đo bằng nanomet, hoặc nm). Bao gồm:

Bức xạ UVC (100 đến 290 nm): Tia UVC có bước sóng ngắn nhất và gần như bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ôzôn. Loại tia UV này không ảnh hướng đến da, được tìm thấy từ các nguồn nhân tạo như đèn hồ quang thủy ngân và đèn diệt khuẩn.

Bức xạ UVB (290 đến 320 nm): Loại tia này không dễ xuyên qua kính nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da (biểu bì) và là nguyên nhân chính gây cháy nắng.

Cường độ cao nhất của tia UVB là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi ánh sáng mặt trời sáng nhất. Đồng thời cũng gay gắt hơn trong những tháng mùa hè, chiếm khoảng 70% mức độ phơi nhiễm tia UVB hàng năm của một người.

Bức xạ UVA (320 đến 400 nm): Nó không lọc được bằng kính, từng được cho là chỉ có tác dụng nhỏ trên da nhưng các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng tia UVA là nhân tố chính gây hại cho da vì có khả năng đi sâu vào da hơn UVB.

Vậy ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến làn da như thế nào?

Ánh nắng mặt trời gây ra nhiều tác hại đối với làn da con người nếu tiếp xúc quá nhiều. Cụ thể:

Cháy nắng

Cháy nắng là tình trạng phổ biến của da bị tổn thương bị gây ra bởi tia UVB. Biểu hiện được miêu tả là da bị đỏ, đau và bị giộp. Các triệu chứng này có thể không xuất hiện ngay lập tức mà phải mất khoảng 5 giờ sau đó. 

Cháy nắng có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi ngày và hạn chế phơi nắng khi các tia UV có cường độ mạnh nhất (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).

Nếu bị cháy nắng, bạn cần làm mát để giảm đau và kháng viêm. Bằng cách dùng vải lanh lạnh đắp lên vùng da tổn thương, sử dụng các sản phẩm làm mát và làm dịu da.


Ở các trường hợp bị cháy nắng nghiêm trọng, bạn nên hỏi sự tư vấn của bác sĩ ngay lập tức. Nhất là khi bạn bị cháy nắng và cảm thấy chóng mặt, mất nước hay có các vết rộp nghiêm trọng hoặc trẻ em và trẻ nhỏ bị cháy nắng.

Dị ứng với ánh nắng mặt trời

Phát ban ánh sáng đa dạng (PLE) là hình thức phổ biến của việc da bị dị ứng với ánh nắng mặt trời và được chẩn đoán xảy ra ở 90% các bệnh nhân bị dị ứng. Tình trạng này phổ biến nhất ở Tây Âu, ở Mỹ có khoảng 20%. Dị ứng với ánh nắng mặt trời được kích thích bởi sự ô xi hóa của tia UVA, cho đến việc sản sinh các gốc tự do do tia UVB.

Mụn aestivalis (mụn Mallorca) được gây nên khi tia UV kết hợp với các thành phần trong mỹ phẩm hay kem chống nắng. Ví dụ như là chất chuyển thể sữa, gây nên tình trạng các nang bã nhờn bị kích thích và viêm. Mụn aestivalis ảnh hưởng 1 -2 % dân số, phụ nữ trẻ đến trung niên (25- 40 tuổi) thì bị ảnh hưởng nhiều nhất. Triệu chứng của nó thì tương tư như PLE, và rất khó để phân biệt chúng

Da bị lão hoá sớm

Hầu hết các triệu chứng da lão hoá sớm xảy ra là do da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khiến da xuất hiện tàn nhang, đồi mồi, các mạch máu nổi trên mặt, da sần sùi, nếp nhăn da kém săn chắc và dị ứng ánh nắng.

Ung thư da

Ung thư da có thể xuất hiện trên da nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Do đó da mặt luôn có nguy cơ mắc các bệnh như chứng dầy sừng quang hóa. Đây là một thương tổn tiền ung thư và vùng da này có khả năng phát triển thành ung thư. 



Dầy sừng quang hóa là các mảng da khô có vảy được gây ra bởi thương tổn do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong nhiều năm liền. Chúng có thể hồng, đỏ hay nâu và rộng từ 0.5 đến 3cm. Nó thường được thấy trên mặt (đặc biệt là trên môi, mũi và trán), cổ, cẳng tay và trên vành tai và da đầu (ở đàn ông), vùng da dưới đầu gối (ở phụ nữ).

Vậy làm thế nào để đo ánh nắng mặt trời giúp phòng tránh nguy hiểm?

Để đo ánh sáng mặt trời, bạn có thể sử dụng một số thiết bị đo lường khác nhau như: cảm biến ánh sáng, lux meter, hoặc máy đo năng lượng mặt trời chuyên dụng.

Máy đo năng lượng mặt trời (Solar Power Meter) hay còn gọi là thiết bị, đồng hồ đo năng lượng của ánh sáng mặt trời, năng lượng bức xạ của mặt trời. Thiết bị giúp người dùng xác định vị trí có năng lượng mặt trời tốt nhất để đặt những tấm pin năng lượng mặt trời.

Các máy đo năng lượng mặt trời thường được thiết kế để đo các thông số quan trọng như:

  • Công suất: Đo công suất năng lượng mặt trời được tạo ra hoặc tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định.Đơn vị Watt (W) hoặc Kilowatt (kW).
  • Năng lượng: Đo lượng năng lượng mặt trời đã được hấp thụ hoặc tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.Đơn vị Kilowatt-giờ (kWh).
  • Hiệu suất: Đo hiệu suất của các thiết bị hoặc hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, thể hiện bằng tỷ lệ giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
  • Cường độ ánh sáng: Đo cường độ ánh sáng mặt trời đến trên một diện tích cụ thể, đơn vị đo là Watt trên mỗi mét vuông (W/m²).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *